Nội dung và nghệ thuật của bốn bài ca dao dưới đây là gì?
a) Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?
b) Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
c) Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng ?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
d) Cậu cai nón dấu lông gà,
Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
Ba năm được một chuyến sai,
Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.
Mong mọi người giúp đỡ!
Tham khảo
a, Nội dung chính của bài ca dao
Than thân: Nói lên sự đắng cay, cơ cực, vất vả, gian truân của cuộc đời và thân phận người nông dân. Phản kháng: Thể hiện thái độ bất bình, phản kháng đối với kẻ đã làm cho người nông dân phải lận đận, lên thác xuống ghềnh.Nghệ thuật
Hình ảnh ẩn dụ: “con cò” ⇒ cuộc đời của người nông dân/ người phụ nữ. Từ láy “lận đận” và thành ngữ “Lên thác xuống ghềnh” nỗi cơ cực và vất vả của cuộc đời cò tăng lên gấp bội lần. Biện pháp đối lập: đây là đặc trưng nổi bật của bài ca dao “Nước non” >< “Một mình”: Đối lập giữa cái mênh mông rộng lớn và cái nhở bé cô đơn, lẻ loi của thân cò. “Thân cò” >< “thác ghềnh”, “lên” >< “xuống”: đối lập giữa cái nhỏ bé, yếu đuối của thân cò và sự dữ dội, khốc liệt của thiên nhiên. “Bể kia đầy” >< “Ao kia cạn”: Thái cực của tạo hóa đầy – vơi. Bể kia đã rộng lại còn đầy, còn ao kia nơi cò kiếm ăn hàng ngày đã bé lại còn cạn. Bởi vậy dù cho cò có tần tảo, nhặt nhạnh, bươn chải, thân cò vẫn cứ gầy guộc mong manh. Câu hỏi tu từ (hai câu cuối) là lời than thở của thân cò – lời than, lời hỏi không có lời giải đáp. Đại từ phiếm chỉ “ai”.Tham khảo:
b, + Những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ ’’Thân em’’ thường nói vê thân phận đau khổ, không tự định đoạt được cuộc đời mình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Những bài ca dao này thường sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để diễn tả.
+ Sử dụng thể thơ lục bát.
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và câu hỏi tu từ.
+ Những sự vật đưa ra để so sánh đều nhỏ bé, tội nghiệp, đáng thương và gần gũi với đời sống của người lao động.