Nhúng một thanh kim loại M hoá trị II vào 0,5 lít dung dịch CuSO4 0,2M. Sau một thời gian phản ứng, khối lượng thanh M tăng lên 0,40g trong khi nồng độ CuSO4 còn lại là 0,1M.
a/ Xác định kim loại M.
b/ Lấy m(g) kim loại M cho vào 1 lít dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 , nồng độ mỗi muối là 0,1M. Sau phản ứng ta thu được chất rắn A khối lượng 15,28g và dung dịch B. Tính m(g)?
a,
nCuSO4 bđ= 0,5.0,2= 0,1 mol
nCuSO4 dư= 0,5.0,1= 0,05 mol
\(\rightarrow\) nCuSO4 pu= 0,05 mol
m tăng= mCu- mM pu
Gọi x là mCu\(\rightarrow\) x-0,4 là mM pu
\(\rightarrow\)nCu= \(\frac{x}{64}\)mol; nM pu= \(\frac{x-0,4}{M}\) mol
M+ CuSO4\(\rightarrow\)MSO4+ Cu
nCu= nCuSO4 pu\(\rightarrow\) \(\frac{x}{64}\)= 0,05 \(\Leftrightarrow\) x= 3,2
nM pu= \(\frac{3,2-0,4}{M}\)= \(\frac{2,8}{M}\)= nCuSO4 pu= 0,05
\(\Leftrightarrow\) M= 56. Vậy M là Fe
b,
nAgNO3= 0,1 mol
nCu(NO3)2= 0,1 mol
- Giả sử Fe dư, hỗn hợp A gồm Cu, Ag, Fe dư
nAg= nAgNO3; nCu= nCu(NO3)2
mAg,Cu= 0,1.108+ 0,1.64= 17,2g (loại vì lớn hơn 15,28g) \(\rightarrow\) loại luôn trường hợp Fe tác dụng vừa đủ với 2 muối
- Giả sử Fe chỉ đẩy hết Ag. Hỗn hợp spu chỉ gồm Ag
nAg= nAgNO3= 0,1 mol
\(\rightarrow\) mAg= 0,1.108= 10,8g (loại vì khác 15,28g)
- Giả sử Fe đẩy hết Ag và 1 phần Cu. Hỗn hợp spu gồm Ag, Cu
mAg= 0,1.108= 10,8g
\(\rightarrow\)mCu= 15,28-10,8= 4,48g
nAg= 0,1 mol
nCu= 0,07 mol
Fe+ 2AgNO3 \(\rightarrow\) Fe(NO3)2+ 2Ag
Fe+ Cu(NO3)2 \(\rightarrow\) Fe(NO3)2+ Cu
\(\rightarrow\)nFe= 0,1:2+ 0,07= 0,12 mol
\(\rightarrow\) mFe= m= 0,12.56= 6,72g
- Giả sử Fe chỉ đẩy một phần Ag. Hỗn hợp spu chỉ gồm Ag
nAg= \(\frac{15,28}{108}\)= 0,14 mol
Fe+ 2AgNO3\(\rightarrow\) Fe(NO3)2+ 2Ag
\(\rightarrow\) nFe= 0,07 mol
mFe= m= 0,07.56= 3,92g
Vậy m= 3,92g hoặc m= 6,72g