Tổng hợp kiến thức chuyên đề: Các nước Đông Bắc Á, Mỹ La Tinh và Châu Phi

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Thị Phương Thanh

Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam (Tác động – thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp) ?

Đào Thị Hương Lý
30 tháng 3 2016 lúc 16:12

* Kinh tế: tuy có bước phát triển mới: kĩ thuật và nhân lực được đầu tưu. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

* Xã hội: các giai cấp và xã hội có chuyển biến mới.

- Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa: 1 bộ phận địa chủ vừa và nhỏ tham gia phong trào chống Pháp và tay sai.

- Giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. Họ là lực lượng to lớn của cách mạng.

- Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống Pháp và tay sai.

– Giai cấp tư sản số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có  khuynh hướng dân tộc dân chủ.

- Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, tăng nhanh về số lượng, năm 1929 có 22 vạn người. Họ bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sớm chịu ảnh hưởng cách mạng vô sản.

Vì vậy, giai cấp công nhân sớm vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.

Xã hội Việt Nam mâu thuẫn sâu sắc, đó là mâu thuẫn dân tộc ta với Pháp và tay sai.


Các câu hỏi tương tự
Phạm Thị Thủy
Xem chi tiết
Lê Quang Anh
Xem chi tiết
Bùi Bích Hợi
Xem chi tiết
Phạm Khắc Đang
Xem chi tiết
Lê An Bình
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Hưng
Xem chi tiết
tai123
Xem chi tiết
Minh Vượng
Xem chi tiết
Đinh Công Duy
Xem chi tiết