và trải qua nhiều kiến tạo lớn đồng thời nước ta lại nằm tại vị trí tiếp giáp với Địa Trung Hải và Thái Bình Dương nên có thể dễ dàng nhận thấy nước có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú.
Trên cả nước có tới hơn 5000 quặng tụ và tụ khoáng của 60 loại khoáng sản khác nhau và phần lớn các loại khoáng sản đều có trữ lượng vừa và nhỏ. Nếu tính đến trữ lượng lớn thì phải chỉ đến sắt, than đá, dầu mỏ, apatit, đá vôi,…Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú vì thế nước ta có rất nhiều thuận lợi trong việc khai thác và sử dụng hợp lý chúng để tạo ra nguồn năng lượng và vật liệu xây dựng,…để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người.
Như chúng ta đã thấy, Việt Nam là nước có lịch sử địa chất kiến tạo rất lâu dài và trải qua nhiều kiến tạo lớn đồng thời nước ta lại nằm tại vị trí tiếp giáp với Địa Trung Hải và Thái Bình Dương nên có thể dễ dàng nhận thấy nước có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú.
Trên cả nước có tới hơn 5000 quặng tụ và tụ khoáng của 60 loại khoáng sản khác nhau và phần lớn các loại khoáng sản đều có trữ lượng vừa và nhỏ. Nếu tính đến trữ lượng lớn thì phải chỉ đến sắt, than đá, dầu mỏ, apatit, đá vôi,…Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú vì thế nước ta có rất nhiều thuận lợi trong việc khai thác và sử dụng hợp lý chúng để tạo ra nguồn năng lượng và vật liệu xây dựng,…để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người.
Khu vực miền núi phía Bắc có trữ lượng khoảng 224 triệu tấn khoáng sản kim loại
Bộ Công nghiệp cho biết, theo kết quả tìm kiếm thăm dò, khu vực miền núi phía Bắc có trữ lượng khoảng 224 triệu tấn khoáng sản kim loại; trong đó, sắt có trữ lượng lớn nhất (213 triệu tấn), tiếp đến là titan (4,8 triệu tấn), mangan (3,2 triệu tấn), còn lại là chì-kẽm, đồng và thiếc.
Địa điểm có mỏ tập trung vào 7 tỉnh là: Lào Cai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng và Bắc Kạn. Trữ lượng khoáng sản kim loại dự báo của các mỏ sẽ lên đến gần 620 triệu tấn.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Công nghiệp, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến giai đoạn 1995-2003 chỉ vào khoảng 300.000-450.000 tấn/năm và chủ yếu khai thác quặng giầu từ các mỏ có quy mô nhỏ. Nhưng từ năm 2003-2004, do nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc tăng cao nên sản lượng khai thác đã đạt gần 1 triệu tấn/năm (chủ yếu vẫn khai thác tận thu từ các điểm quặng nhỏ). Các mỏ khai thác tận thu không có thiết kế hoặc khai thác không tuân theo thiết kế nên không tận dụng được quặng cám. Công nghệ khai thác chủ yếu là thủ công, bán cơ giới hoặc thu gom quặng lăn, quặng lộ, mới chỉ giải quyết khâu tuyển rửa và phân cấp cỡ hạt nên gây tổn thất nhiều tài nguyên, đặc biệt, môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khai thác, chế biến quặng chì kẽm hiện nay cũng mới dừng ở mức độ bán cơ giới và thủ công. Hầu hết các mỏ và điểm quặng có công suất nhỏ và rất nhỏ, năng suất lao động thấp. Sự phát triển quá mức, không theo quy hoạch của một số địa phương, đặc biệt là xuất khẩu quặng nguyên khai ồ ạt trong những năm qua đã làm thiếu quặng đầu vào của một số nhà máy chế biến, dẫn tới hiện tượng tranh chấp tài nguyên giữa cơ sở khai thác cũng như giữa các địa phương với nhau. Trước tình hình trên, Bộ Công nghiệp đã ban hành Thông tư hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản năm 2005-2010; trong đó có quy định không xuất khẩu quặng kẽm vào năm 2006. Việt Nam chưa phải là quốc gia giàu có về quặng chì kẽm và chỉ chiếm khoảng 1% trữ lượng quặng chì kẽm thế giới nhưng với trữ lượng tìm kiếm thăm dò hiện nay có thể đáp ứng nhu cầu khai thác, chế biến hiện có và trong giai đoạn tới với quy mô mô vừa và nhỏ.