Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Lê Trần Bảo Ngọc

Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa phép so sánh và ẩn dụ

Tài Nguyễn Tuấn
15 tháng 4 2016 lúc 17:36

Chào bạn, bạn hãy theo dõi câu trả lời của mình nhé! 

- Giống nhau : Hai sự vật được so sánh hay ẩn dụ phải có nét tương đồng với nhau. 

- Khác nhau : Phép ẩn dụ là một phép so sánh bị ẩn vế A đi. 

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Triệu Việt Hưng
15 tháng 4 2016 lúc 17:39

Giống : Cùng gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác
Khác :
-Hoán dụ : Có quan hệ gần gũi 

                  Có 4 kiểu :- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
                                  - Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

                                  - Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

                                 - Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
-Ẩn dụ : Có nét tương đồng
             Có 4 kiểu:
 Ẩn dụ hình thức
                             ẩn dụ cách thức
                             ẩn dụ phẩm chất
                             ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

 
Bình luận (0)
LQTGAMING
9 tháng 5 2016 lúc 20:32

gianroi

KHÓ QUÁ!!!!!!!!!!!!!!

Bình luận (1)
Thu Thủy
20 tháng 3 2017 lúc 6:20

Lê Trần Bảo Ngọc

Chào bạn ^ ^ Đâ là một số ý, bạn tham khảo và bổ sung để hoàn thiện câu trả lời nhé.

Ẩn dụ:

- Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b,c,d dựa trên các điểm giống nhau. Hay nói cách khác, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng.

* Có 2 hình thức chuyển nghĩa:

- Dùng cái cụ thể để nói cái cụ thể (ẩn dụ cụ thể - cụ thể)

- Dùng cái cụ thể để gọi tên những cái trừu tượng (ẩn dụ cụ thể - trừu tượng).

* Một số cơ chế chuyển nghĩa của phương thức ẩn dụ thường thấy:

- Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng.

- Dựa vào sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng.

- Dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động.

- Dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật, hiện tượng.

- Dựa vào sự giống nhau về tính chất, trạng thái hoặc kết quả giữa các đối tượng.

* Nhận xét:

Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế trên không phải bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát. Trong rất nhiều trường hợp không chỉ một mà có nhiều nét nghĩa cùng tác động

So sánh:

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

– Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

+ Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)

+ Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sư vật, sự việc nói ở vế A)

+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

+ Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh)

Trong thực tế, mô hình cấu tạo trên có thể biến đổi ít nhiều:

+ Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lượt bớt.

+ Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

– Có hai kiểu so sánh: So sánh không ngang bằng và so sánh ngang bằng.

– Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

* Tóm lại:

-Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau.

-Khác nhau:

+ So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

+ Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

Bình luận (0)
Lại Thị Ngọc Liên
20 tháng 3 2017 lúc 19:22

giống nhau : đều dựa vào cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật , sự việc khác nhau

khác nhau :+ so sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết giữa các vế được so sánh , so sánh có hai kiểu : ngang bằng hoặc không ngang bằng

+ ẩn dụ thường không cần đến từ hoặc dấu hiệu phân biệt các sự vật được so sánh [ thạm chí có khi trong phép ẩn dụ vế A còn được ẩn đi nên ẩn dụ được coi là so sánh ngầm . Phép ẩn dụ chỉ mang ý nghĩa ngang bằng , tương đương .

Bình luận (0)
Lê Quang Ngọc
12 tháng 12 2017 lúc 21:12

giống nhau: 2 sự vật được so sánh hay ẩn dụ phải có nét tương đồng với nhau

khác nhau: phép ẩn dụ là 1 phép so sánh bị ẩn vế A đi

Bình luận (0)
Lê Quang Ngọc
19 tháng 12 2017 lúc 20:52

hiu

ngaingung

lolang

nhonhung

hum

limdim

ucche

oho

oe

Bình luận (0)
Phạm Đức Anh
1 tháng 4 2019 lúc 23:11

Câu 1;
-Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau.
-Khác nhau:
+ So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.
+ Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

Bình luận (0)
Nguyễn Đình Huy
2 tháng 4 2019 lúc 19:31

Giống nhau : Hai sự vật được so sánh hay ẩn dụ phải có nét tương đồng với nhau.

- Khác nhau : Phép ẩn dụ là một phép so sánh bị ẩn vế A đi.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Chó Doppy
Xem chi tiết
Lê Trần Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Huy Phan
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
Xem chi tiết
Darth Vader
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hữu Phât
Xem chi tiết
laxusdreyar
Xem chi tiết
Nguyễn Kim Thành
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Đại
Xem chi tiết