Nơron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh. Toàn bộ hệ thần kinh có khoảng 1.000 tỉ nơron.
- Thân nơron: Thân nơron là chỗ phình to của nơron chứa bào tương, nhân và các bào quan.
- Đuôi gai: Mỗi nơron thường có nhiều đuôi gai, mỗi đuôi gai chia làm nhiều nhánh. Đuôi gai là bộ phận chủ yếu tiếp nhận xung động thần kinh truyền đến nơron.
- Sợi trục: Mỗi nơron chỉ có một sợi trục. Sợi trục và đuôi gai tạo nên dây thần kinh và chất trắng của hệ thần kinh. Đường kính của các sợi trục rất khác nhau, từ 0,5 μm - 22 μm. Vỏ của sợi trục (axolemme) có ở tất cả các sợi trục có myelin và không myelin. Bao myelin được hình thành do các tế bào Schwann được gọi là eo Ranvier. Khoảng cách giữa hai eo Ranvier dài khoảng 1,5 - 2 mm. Bao myelin được xem là chất cách điện, còn màng tại eo Ranvier lại có tính thấm cao đối với các ion, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dẫn truyền hưng phấn theo sợi trục được nhanh chóng. Phần cuối sợi trục có chia nhánh, cuối mỗi nhánh có chỗ phình to ra gọi là cúc tận cùng. Cúc tận cùng là bộ phận của nơ ron tham gia cấu tạo một cấu trúc đặc biệt gọi là xy náp (synapse).
Hệ thần kinh ở người có khoảng 1000 tỉ (1012) nơron, riêng vỏ não có khoảng 100 tỉ (1011) nơron.
Hình dạng và kích thước của nơron có thể khác nhau tuỳ loại và tuỳ các bộ phận. Một nơron điển hình bao gồm : thân nơron, các sợi nhánh và một sợi trục dài, tận cùng bằng các chuỳ xináp.
- Thân nơron có 1 nhân, trong đó có nhân con, xung quanh là tế bào chất chứa các ti thể, thể Gôngi, mạng lưới nội chất hạt và một bộ xương trong (gồm các vi ống và xơ thần kinh) phân chia mạng lưới nội chất hạt thành các vùng sẫm màu gọi là thể Nissl (thể Nis) nên nơi tập trung thân nơron và các sợi nhánh thường có màu xám gọi là chất xám (vỏ não, trung ương tuỷ...)ẳ Nơron được phân hoá từ rất sớm trong quá trình phát triển phôi thai và cũng sớm mất đ: khả năng phân chia vì thiếu trung thể, nhưng phần lớn có đời sống rất dài và hoạt động cùng với tuổi thọ của con người.
- Từ thân toả ra các sợi nhánh, số lượng có thể tới hàng ngàn và là nơi tiếp nhận các thông tin từ các nơron khác chuyển tới qua các chuỳ xináp. Một nơron của tế bào tháp ở vỏ não có chừng 40000 xináp, từ các nơron khác phân bố tới Một nơron vận động ở tuỷ sống cũng tiếp nhận khoảng 10000 xináp từ các nơron khác gửi tới (trong đó chừng 8000 xináp tiếp cận với các sợi nhánh, chi có khoảng 2000 xináp tiếp cận với thân nơron).
- Thân tiếp cận với sợi trục thông qua gò axon. Sợi trục thường dài, độ dài có thể thay đổi từ vài mm đến hơn lm. Phần lớn các sợi trục đều có bao miêlin. trừ các sợi trục của các nơron sau hạch thuộc hệ thần kinh sinh dưỡng là scr. trần. Các sợi trục có bao miêlin tập hợp thành chất trắng trong trung ương thần kinh và phần lớn các dây thần kinh ngoại biên. Tận cùng các sợi trục là các chuỳ xináp, trong có các bọng xináp chứa một chất môi giới hoá học hay chất truyền tin thần kinh xác định.
Hệ thần kinh ở người có khoảng 1000 tỉ (1012) nơron, riêng vỏ não có khoảng 100 tỉ (1011) nơron.
Hình dạng và kích thước của nơron có thể khác nhau tuỳ loại và tuỳ các bộ phận. Một nơron điển hình bao gồm : thân nơron, các sợi nhánh và một sợi trục dài, tận cùng bằng các chuỳ xináp.
- Thân nơron có 1 nhân, trong đó có nhân con, xung quanh là tế bào chất chứa các ti thể, thể Gôngi, mạng lưới nội chất hạt và một bộ xương trong (gồm các vi ống và xơ thần kinh) phân chia mạng lưới nội chất hạt thành các vùng sẫm màu gọi là thể Nissl (thể Nis) nên nơi tập trung thân nơron và các sợi nhánh thường có màu xám gọi là chất xám (vỏ não, trung ương tuỷ...)ẳ Nơron được phân hoá từ rất sớm trong quá trình phát triển phôi thai và cũng sớm mất đ: khả năng phân chia vì thiếu trung thể, nhưng phần lớn có đời sống rất dài và hoạt động cùng với tuổi thọ của con người.
- Từ thân toả ra các sợi nhánh, số lượng có thể tới hàng ngàn và là nơi tiếp nhận các thông tin từ các nơron khác chuyển tới qua các chuỳ xináp. Một nơron của tế bào tháp ở vỏ não có chừng 40000 xináp, từ các nơron khác phân bố tới Một nơron vận động ở tuỷ sống cũng tiếp nhận khoảng 10000 xináp từ các nơron khác gửi tới (trong đó chừng 8000 xináp tiếp cận với các sợi nhánh, chi có khoảng 2000 xináp tiếp cận với thân nơron).
- Thân tiếp cận với sợi trục thông qua gò axon. Sợi trục thường dài, độ dài có thể thay đổi từ vài mm đến hơn lm. Phần lớn các sợi trục đều có bao miêlin. trừ các sợi trục của các nơron sau hạch thuộc hệ thần kinh sinh dưỡng là scr. trần. Các sợi trục có bao miêlin tập hợp thành chất trắng trong trung ương thần kinh và phần lớn các dây thần kinh ngoại biên. Tận cùng các sợi trục là các chuỳ xináp, trong có các bọng xináp chứa một chất môi giới hoá học hay chất truyền tin thần kinh xác định.
Đặc điểm cấu tạo của một nơron điển hình:
Tế bào thần kinh có thể được chia thành 3 phần chính theo cấu tạo và chức năng:
(1) Thân tế bào, còn được gọi là soma;
(2) Nhiều tua ngắn phát triển từ soma, được gọi là đuôi gai;
(3) sợi thần kinh đơn dài, gọi là sợi trục ( axon) .
- Thân nơron cũng tương tự như tất cả các loại tế bào khác. Thân nơron nhìn chung bao gồm nhân tế bào, ty thể, thể lưới nội chất , ribosom và các bào quan khác. Tế bào thần kinh chứa 70-80% nước; vật chất khô có khoảng 80% protein và 20% lipid. Thể tích của tế bào vào khoảng 600 tới 70.000 µm³ .
- Tua ngắn của thân, hay đuôi gai tiếp nhận các xung từ các tế bào khác và truyền chúng tới thân tế bào (tín hiệu hướng tâm). Tác động của những xung này có thể là kích thích hoăc ức chế. Một nơron vỏ não có thể tiếp nhận các xung này từ hàng chục, thậm chí hàng trăm nghìn nơron.
- Sợi thần kinh dài, sợi trục, truyền tín hiệu từ thân tế bào tới tế bào thần kinh khác hoặc tới một tế bào cơ. Đường kính của sợi trục của động vật có vú thường trong khoảng 1-20 µm. Một số động vật sợị trục có thể dài hàng mét. Sợi trục có thể được bao bọc bởi một lớp cách điện dược gọi là vỏ myelin, được tạo bởi các tế bào soan (Schwann). Vỏ myelin không liền mạch mà được chia thành từng đoạn. Giữa các tế bào soan là các eo (nút) Ranvier .
Dưới đây là hình vẽ của một nơron: