Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội.
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu.
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti.
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi.
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh.
Bạn tham khảo tí nhaa
“Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện/ Sẽ thấy được các bà tiên/ Thấy chú bé đi hài bảy dặm/ Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền”. Những câu chuyện cổ tích luôn có sức hấp dẫn đối với những đứa trẻ, nghe lời bà kể chúng ta sẽ được sống trong thế giới của những điều kì diệu, được khám phá không gian thần tiên thơ mộng, được gặp gỡ với những con người thiện lương, tốt bụng…Và những câu chuyện cổ tích không chỉ đến với chúng ta qua những câu chuyện bà kể mà chúng ta còn được tiếp xúc trực tiếp và tự cảm nhận được những vẻ đẹp cũng như những điều kì diệu trong bức tranh cổ tích ấy. Trong chương trình ngữ văn lớp sáu có đưa vào rất nhiều những câu chuyện cổ tích hay, giàu giá trị nhân sinh, một trong số đó có truyện cổ tích Thạch Sanh.
Truyện cổ tích Thạch Sanh đã khắc họa thành công bức chân dung của người anh hùng, người dũng sĩ diệt chằn tinh bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân, người anh hùng chống giặc ngoại xâm, có công lao to lớn trong việc đánh đuổi vó ngựa ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ, bờ cõi. Đặc biệt là những nhân vật trong truyện cổ tích nói chung, trong truyện cổ tích Thạch Sanh nói riêng là sự hư cấu, tưởng tượng của các tác giả dân gian, và thông qua những hình tượng được xây dựng ấy thì các tác giả muốn truyền tải những thông điệp, những tư tưởng, quan điểm nhân sinh nhất định. Bởi vậy mà những câu chuyện cổ tích không chỉ có giá trị giải trí mà nó còn có giá trị giáo dục rất cao, nó đúc kết lại những bài học để khuyên nhủ, chỉ bảo cho con cháu thế hệ sau.
Trước hết, hình ảnh Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích này được các tác giả dân gian xây dựng là một con người có hoàn cảnh bất hạnh, vì chàng mồ côi cha mẹ từ rất sớm, một mình Thạch Sanh phải làm lụng vất vả mưu sinh qua ngày, sống đơn độc, lẻ loi trong một túp lều nhỏ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Nhưng bù lại, Thạch Sanh lại được Ngọc Hoàng cử người xuống dạy nên chàng biết đủ thứ thần thông, chàng là một chàng trai khỏe mạnh lại mang trong mình những sức mạnh phi thường. Có lẽ xây dựng nhân vật Thạch Sanh với những đặc điểm này là cách để các tác giả dân gian lí giải vì sao Thạch Sanh lại bị Lí Thông lừa dối, phản bội như vậy.
Bởi Thạch Sanh là một con người đơn độc, lẻ loi nên khi có người muốn kết nghĩa huynh đệ với chàng thì chàng lập tức đồng ý, chàng là người thiếu thốn tình cảm nên đoạn tình cảm tình cờ có được với Lí Thông chàng vô cùng coi trọng, và mọi niềm tim chàng cũng đặt tuyệt đối ở người “anh kết nghĩa” này, không mảy may nghi ngờ về mục đích mà Lí Thông tiếp cận mình, hay cả khi bị Lí Thông lừa dối cũng không hề hay biết mà một mực tin tưởng. Sự vô tư, tình nghĩa của Thạch Sanh làm cho hình ảnh của chàng trở nên đẹp hơn, đáng trân trọng hơn. Nhưng cũng vì những vì phẩm chất tốt đẹp này mà chàng bị Lí Thông lừa gạt hết lần này đến lần khác.
Qua các biến cố trong cuộc đời ta có thể thấy Thạch Sanh là một chàng trai khỏe mạnh, chính nghĩa thấy cái tà ác hoành hành thì không suy nghĩ nhiều, ra tay tiêu diệt, không cho nó làm ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sự yên bình của dân chúng. Đầu tiên là vụ giết chằn tinh, vì muốn Thạch Sanh thế thân cho mình mà Lí Thông đã đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, đó là lừa Thạch Sanh nộp mạng cho chằn tinh thay mình. Chàng không hề hay biết về âm mưu thâm độc này, khi trằn tinh hiện lên muốn lấy mạng Thạch Sanh thì chàng vung rìu chống trả quyết liệt và dù chằn tinh đã dở đủ mọi trò biến hóa thì Thạch Sanh đều chống đỡ được. Chàng đã chẻ chằn tinh ra làm hai và ung dung về nhà.
Lần thứ hai Thạch Sanh ra tay chính nghĩa diệt trừ cái ác đó là lần giết đại bàng cứu công chúa từ dưới hang đại bàng trở về. Trong lần chiến đấu này còn thể hiện chàng là một con người không chỉ dũng cảm, ngoan cường mà còn rất mưu chí bởi chàng biết dựa vào vết máu mà đại bàng để lại để tìm đến động của nó, cứu thoát công chúa. Tuy lập được rất nhiều đại cong nhưng do bản tính quá thật thà, tin người nên Thạch Sanh bị Lí Thông lừa hết lần này đến lần khác, không chỉ cướp đại công mà hắn ta còn đang tâm hãm hại Thạch Sanh, muốn dùng đá lấp cửa hang, đẩy Thạch Sanh vào con đường chết, còn một mình mình đi lĩnh thưởng.
Thạch Sanh là con người có sức sống mạnh mẽ, chàng không chịu đầu hàng trước số phận, khi biết Lí Thông hại mình thì chàng tìm mọi cách để thoát ra. Và cũng tại đây, bản tính chính nghĩa của chàng thể hiện, khi hoàn cảnh của mình nguy khốn nhất thì chàng vẫn đặt việc cứu người lên trên hết. Và cũng vì lòng tốt này của chàng mà chàng đã được báo đáp, bởi người chàng cứu không phải người thường mà là con trai của vua Thủy Tề. Để báo đáp công ơn của chàng vua Thủy Tề đã tặng chàng một cây đàn thần, để khi đã thoát ra ngoài, đất nước có giặc ngoại xâm, chàng đã cầm quân đi đánh giặc tiếng đàn của chàng đã làm cho quân giặc u mê, mất hết tinh thần chiến đấu. Không những vậy, Thạch Sanh còn thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình với chính kẻ thù, thể hiện rõ nét qua niêu cơm thần.
Như vậy, hình ảnh của Thạch Sanh vừa được xây dựng với những vẻ đẹp lí tưởng của một người dũng sĩ diệt chằn tinh, đại bàng cứu giúp dân lành, vừa là một người anh hùng chiến trận khi đánh dẹp quân sĩ mười tám nước, mang lại cuộc sống thái bình cho người dân. Hơn thế nữa chàng còn là một con người nhân đạo khi không chỉ tha cho quân giặc con đường sống mà còn thiết đãi nồng hậu.Có lẽ đây cũng chính là nét đẹp của con người Việt Nam ta, nhân đạo, sống tình nghĩa và luôn dùng nhân tâm để thu phục lòng người.
Nhân vật Thánh Gióng trong truyện cùng tên là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.Thánh Gióng mang cho mình tinh thần kiên cường, ý chí quyết thắng giặc ngoại xâm của nhân dân ta, Thánh Gióng mang cho mình sức mạnh của nhân dân được sinh ra trong nhân dân được nhân dân nuôi dưỡng. Thánh Gióng đã ra trận với sức mạnh phi thường để đánh giặc và chiến thắng giặc. Từ truyền thống chống giặc của nhân dân đã thần thánh hóa những người anh hùng thành Thánh Gióng tượng chung cho lòng yêu nước ,khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta. Truyện đã đề cao người anh hùng dân tộc có công với đất nước . Hình ảnh Thánh Gióng đã để lại trong lòng em sự ham phục vô cùng
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội.
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu.
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti.
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi.
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh.
NẾU THẤY HAY THÌ tHANKS hộ mình nha hjhjhjjj __________________
Dạo này:
- Tâm trạng lộn xộn...
- Bừa bộn...
- Hỗn độn...
- Vui buồn lẫn lộn...
- Nói chung không được ổn...
Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ,sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp.Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng.Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành,giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục.Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề.Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình,đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh.Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng.Em rất thích cung tên vàng,cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh .Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh
Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích Việt Nam thì chuyện cổ tích Thạch Sanh là một câu chuyện cổ tích kì diệu nhất. Câu chuyện kể về người dũng sĩ tiêu biểu cho vẻ đẹp trí tuệ tài năng và tâm hồn của con người Việt. Truyện thể hiện ước mơ niềm tin vào công lí và tư tưởng nhân nghĩa yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Thạch Sanh là con của trời, vợ chồng một tiều phu tốt bụng mãi không có con nên Ngọc Hoàng lấy làm thương tình nên cho thái tử xuống đầu thai làm con. Mở đầu câu chuyện ta đã thấy quan niệm ở hiền thì gặp lành của nhân dân ta. Nhưng phải chăng Ngọc Hoàng muốn thử thách thái tử nên đã để cho cuộc đời chàng vào một gia đình nghèo khó rồi sau này mồ côi cả cha lẫn mẹ không có nhà cửa và sống trong một ngôi lều. Đây là cốt truyện thường thấy trong dân gian, người hiền lành có tài năng là nhân vật trung tâm của chuyện thường gắn với cuộc sống khổ cực bần cùng. Chỉ có một chiếc búa cùn nên thiên thần thương tình mà dạy cho chàng các phép thuật thần thông biến hóa khôn lường. Nhưng cuộc đời của những người hiền lành thường gắn với những con người xấu xa muốn dồn chàng vào chỗ chết nên đã hãm hại chàng vào miếu thần làm thịt cho chằn tinh. Nhưng bằng tài võ nghệ hơn người chàng đã tiêu diệt được chằn tinh. Trong khi nó đang ngủ chàng đã dùng búa mà chém chết con chằn tinh bổ đôi người nó đem xác về. Điều đó thể hiện chàng là một chàng trai dũng cảm khôn ngoan không sợ bất cứ thứ gì. Sau khi giết chết quái vật chàng có thêm một bộ vũ khí mới đó là cung tên. Bằng cung tên chàng đã cứu được công chúa và con vua thủy tề nên đã được vua ban cho cây đàn. Chiến công của chàng vang dội níu sông, cứu được con trai của vua được cho rất nhiều vàng bạc nhưng chàng lại chỉ xin một cây đàn. Điều đó thể hiện tấm lòng nhân nghĩa giúp người không chuộc lợi không tham lam những thứ hư danh. Chàng lại tiếp tục trở về gốc đa cũ sau khi lập được bao chiến công thử thách. Sau đó cũng chính bằng tiếng đàn chàng đã giúp công chúa bị câm nói được và giải oan cho mình đồng thời lật tẩy bộ mặt sảo quyệt gian trá của tên bán rượu Lý Thông.
Ở nhân vật Thạch Sanh nhân dân ta không để cho sức mạnh của phép thuật chi phối con người mà sức mạnh của thần trong chiếc cung và tiếng đàn chỉ là những công cụ thể hiện sức mạnh của chàng mà thôi. Ở nhân vật Thạch Sanh ta thấy yếu tố bình thường kết hợp với sức mạnh phi thường.
Những khó khăn thử thách mà Thạch Sanh phải vượt qua và lập nhiều chiến công đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp thật thà dũng cảm nhân hậu tài năng. Đó cũng chính là những phẩm chất tốt đẹp của người lao động. Mẹ con Lý Thông được Thạch Sanh tha chết nhưng lại bị sét đánh giữa đường hóa thành con bọ hung loài côn trùng sống ở nơi nhơ bẩn. Điều này còn khẳng định chân lí ác giả ác báo con người tham lam tàn nhẫn xảo quyệt nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Còn Thạch Sanh cưới được công chúa điều đó khẳng định cái thiện cái tốt luôn được đền đáp xứng đáng. Một chi tiết nữa khiến cho chúng ta cảm thấy kì lạ. Đó là sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình. Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu.
Truyện “thạch Sanh” là một câu chuyện cổ tích mà chuyện cổ tích là để thể hiện ước muốn của nhân dân. Đó chính là cái thiện sẽ được báo đáp còn những kẻ tham lam bội bạc thì sơm muộn gì cũng sẽ bị trừng trị thích đáng nhất. Câu chuyện cũng thể hiện một phần nào đo ước muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân trong cuộc sống cực khổ ở xã hội đương thời.
Câu chuyện thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa và lương thiện. Đồng thời tác phẩm cũng thể hiện ước mơ của nhân dân vào đạo đức công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của nhân dân ta.
Cảm nghĩ của em về Thạch Sanh : Thạch Sanh là người có xuất thân cao quý : con trai người nông dân tốt bụng , sống nghèo khổ . Con trai của Ngọc Hoàng đầu thai xuống hạ giới . Thạch Sanh đã lập nhiều chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : chém trằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng , cứu công chúa ... Thạch Sanh là đại diện cho sự chính nghĩa , cái tốt đẹp .
Thạch Sanh là một người có nguồn gốc xuất thân cao quý : Con người nông dân tốt bụng, sống nghèo khổ. Con trai Ngọc Hoàng xuống đầu thai. Thạch Sanh đã nhiều lần lập chiến công hiển hách , thu được nhiều chiến lợi phẩm quý : Chém chằn tinh được bộ cung tên vàng ; diệt đại bàng, cứu công chúa; diệt hồ tinh cứu thái tử con vua thuỷ tề được vua thuỷ tề tặng cây đàn thần đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu. Thạch Sanh chính nghĩa lương thiện (thật thà, dũng cảm, vị tha, nhân đạo, yêu hoà bình), đại diện cho cái tốt. Cuối cùng, Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ và được làm vua. Và Thạch Sanh cũng là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam
mình ko viết bài mình chỉ khuyên các bạn nên đưa mấy câu thơ này vào bài kể chuyện Thánh Giong thôi
1,(miêu tả sức ăn của gióng)
Ăn bảy nong cơm ba nong cà
Uống một hớp nước cạn đà khúc sông
2,(miêu tả cảnh gióng giết giặc)
Đứa thì sứt mũi sứt tai
đứa thì chết chóc bởi gai tre ngà
3, Tổng quát
Ôi sức trẻ xưa trai phù đổng
Vươn vai lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân