- Nên xếp đại từ vào nhóm hư từ.
- Vì:
+ Có nhiều điểm giống các từ loại thuộc thực từ.
+ Nhưng nó vẫn khác thực từ ở chỗ không có chức năng định danh, liên hệ với đối tượng cụ thể.
=> Đại từ không được coi là thực từ.
- Nên xếp đại từ vào nhóm hư từ.
- Vì:
+ Có nhiều điểm giống các từ loại thuộc thực từ.
+ Nhưng nó vẫn khác thực từ ở chỗ không có chức năng định danh, liên hệ với đối tượng cụ thể.
=> Đại từ không được coi là thực từ.
Phần kết luận: Từ “ Bởi thế cho nên.....quyền tự do độc lập ấy”: Nội dung chính?
Xác định biện pháp tu từ có trong các câu văn sau và cho biết
tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Càng nhớ về những kí ức đau thương, bạn sẽ càng cảm thấy chán ghét
chính bản thân mình vì không có sức lực để kháng cự và chỉ biết nhận đòn như
kẻ ngốc. Và bạn sẽ mãi vẫy vùng trong quá khứ u ám với cơn thịnh nộ mà để vuột
mất hiện tại.
Phần nội dung: từ “ Thế mà....chế độ Dân chủ Cộng Hòa”: Những cở sở thực tế nào đã được khẳng định trong phần văn bản này? Vai trò của chúng với toàn văn bản?
CHUỖI SERIES CÂU HỎI ĐỀ LUYỆN THI ĐGNL ĐHQG TPHCM
[NGỮ VĂN NGÀY 2]
Câu 11 (TH): Các từ nhỏ mọn, xe cộ, chợ búa, chùa chiền, muông thú là:
A. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa giống nhau.
B. từ ghép dựa trên 2 từ tố có nghĩa khác nhau.
C. từ láy toàn thể.
D. từ láy bộ phận.
Câu 12 (VD): “Nhìn chung, Nguyễn Tuân là một người lắm tài mà cũng nhiều tật (1). Ngay những độc giả hâm mộ anh cũng cứ thấy lắm lúc vướng mắc khó chịu (2). Nhưng để bù lại, Nguyễn Tuân lại muốn dựa vào cái duyên khá mặn mà của mình chăng? (3). Cái duyên “tài tử” rất trẻ, rất vui, với những cách
ăn nói suy nghĩ vừa tài hoa vừa độc đáo, vừa hóm hỉnh nghịch ngợm làm cho người đọc phải bật cười mà thể tất cho những cái “khó chịu” gai góc của phong cách anh” (4).
(Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ, Nguyễn Đăng Mạnh)
Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, chữ “tài tử” trong câu 4 có nghĩa là:
A. một thể loại âm nhạc của Nam Bộ. B. tư chất nghệ sĩ.
C. sự không chuyên, thiếu cố gắng. D. diễn viên điện ảnh nổi tiếng.
Câu 13 (NB): “Rõ ràng là bằng mắt phải anh vẫn thấy hiện lên một cánh chim én chao đi chao lại. Mùa xuân đã đến rồi.” (Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Nguyễn Trung Thành)
Nhận xét về phép liên kết của hai câu văn trên.
A. Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng. B. Hai câu trên không sử dụng phép liên kết.
C. Hai câu trên sử dụng phép liên kết đối. D. Hai câu trên sử dụng phép liên kết lặp.
Câu 14 (TH): “Nhân dịp ông đi công tác ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên để chuẩn bị cho việc xây dựng một số tuyến đường giao thông theo dự án.” Đây là câu:
A. thiếu chủ ngữ. B. thiếu vị ngữ. C. thiếu chủ ngữ và vị ngữ. D. sai logic.
Câu 15 (VD): Trong các câu sau:
I. Trong ba ngày, lượng mưa kéo dài gây ra hiện tượng ngập úng ở nhiều khu vực.
II. Chí Phèo là hình tượng điển hình cho người nông dân bị tha hóa do nhà văn Nam Cao xây dựng trong tác phẩm cùng tên.
III. Ông lão nhìn con chó, đuôi vẫy lia lịa.
IV. Tối hôm ấy, theo đúng hẹn, tôi đến nhà anh ấy chơi.
Những câu nào mắc lỗi?
A. I và II. B. III và IV. C. I và III. D. II và IV.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
“Bạn cũ ngồi than thở, nói ghét Sài Gòn lắm, chán Sài Gòn lắm, trời ơi, thèm ngồi giữa rơm rạ quê nhà lắm, nhớ Bé Năm Bé Chín lắm. Lần nào gặp nhau thì cũng nói nội dung đó, có lúc người nghe bực quá bèn hỏi vặt vẹo, nhớ sao không về. Bạn tròn mắt, về sao được, con cái học hành ở đây, công việc ở
đây, miếng ăn ở đây.
Nghĩ, thương thành phố, thấy thành phố sao giống cô vợ dại dột, sống với anh chồng thẳng thừng tôi không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói meo, vợ vẫn mỉm cười dọn lên những món ăn ngon nhất mà cô có. Vừa ăn chồng vừa nói tôi không yêu cô. Ăn no anh
chồng vẫn nói tôi không yêu cô. Cô nàng mù quáng chỉ thản nhiên mỉm cười, lo toan nấu nướng cho bữa chiều, bữa tối.
Bằng cách đó, thành phố yêu anh. Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu, không cần tìm cách xóa sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối tình đầu. Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần... bên mé rạch. Lũ cá rúc vào những cái vũng nước
quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây. Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái mùi thơm quặn của nồi kho quẹt. Xao động đến từng chi tiết nhỏ”.
(Trích Yêu người ngóng núi, Nguyễn Ngọc Tư)
Trả lời cho các câu 16, 17, 18, 19, 20 dưới đây:
Câu 16 (NB): Phong cách ngôn ngữ của văn bản là:
A. Sinh hoạt. B. Chính luận. C. Nghệ thuật. D. Báo chí
Câu 17 (TH): Từ “quạu đeo” ở dòng thứ 2 trong đoạn văn thứ 2 có nghĩa là:
A. bi lụy. B. hạnh phúc. C. cau có. D. vô cảm.
Câu 18 (NB): Phương thức biểu đạt chủ yếu của những câu văn: “Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây...” là:
A. tự sự. B. thuyết minh. C. nghị luận. D. miêu tả.
Câu 19 (TH): Trong đoạn văn thứ 3, “mối tình đầu” của “anh” là:
A. thành phố. B. thị trấn trong sương.
C. vùng rơm rạ thanh bình, hồn hậu. D. làng chài ven biển.
Câu 20: Chủ đề chính của đoạn văn là:
A. Nỗi nhớ quê của kẻ tha hương. B. Sự cưu mang của mảnh đất Sài Gòn.
C. Niềm chán ghét khi phải tha phương cầu thực của người xa quê. D. Người chồng bạc bẽo.
Điều làm gì cho bạn hạnh phúc hơn: Quá trình theo đuổi khát vọng hay việc đạt được khát vọng đó? Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về câu hỏi trên. Hãy củng cố quan điểm và lập luận bằng các ví dụ từ sách báo, các trải nghiệm cá nhân hoặc quan sát của bạn trong cuộc sống.
Cùng thử sức với đề luận học bổng năm 2017 của Đại học FPT các em nhé.
Bài viết hay nhất sẽ được cộng 10 GP và đăng tải trên fanpage Học trực tuyến cùng hoc24.vn!
Đọc văn bản sau: Người ta kể nhau nghe Trước khi hòa vào biển Dòng sông run rẩy sợ. Nàng ngoái nhìn chặng đường đã qua Từ đỉnh núi đến con đường gió lộng Băng qua bao làng mạc, cánh rừng. Trước mặt nàng giờ là biển rộng Dấn thân vào Mãi mãi chẳng còn ta Dấn thân vào Chắc chắn sẽ tan ra. Nhưng chẳng có cách nào Dòng sông không còn đường quay lại. Chẳng ai có thể quay lại. Vì quay lại là vô phương Trong tồn tại. Dòng sông phải đánh liều thôi Thẳng trôi vào biển lớn Bởi khi nàng dấn bước Là phút giây nỗi sợ tiêu tan Là khi nàng nhận ra Mình chẳng hề tan biến trong đại dương Mà chính nàng đã trở thành biển cả. (Khalil Gibran, Nỗi sợ, bản dịch của Nguyễn Thiên Ngân) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định thể thơ được sử dụng trong bài thơ. Câu 2. Trong bài thơ “Nỗi sợ”, nhà thơ Khalil Gibran đã dùng hình ảnh dòng sông để gợi tới điều gì? Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về hành trình của dòng sông đã có hành trình vượt qua nỗi sợ như thế nào? Dòng sông phải đánh liều thôi Thẳng trôi vào biển lớn Bởi khi nàng dấn bước Là phút giây nỗi sợ tiêu tan Là khi nàng nhận ra Mình chẳng hề tan biến trong đại dương Mà chính nàng đã trở thành biển cả. Câu 4. Anh/chị có cho rằng vượt qua thử thách trong cuộc sống đôi khi là phải liều lĩnh không? Vì sao?
Thông báo về kết thúc vòng I -Cuộc thi Văn - Hè 2021
Đầu tiên, chúng mình xin cảm ơn tất cả mọi người đã tham gia.
Chỉ những bạn được từ 10đ trở lên (lấy cả 10đ) sẽ được vào vòng 2 (Trừ bạn ở đầu :) ). Vòng 2 sẽ được mở vào chiều tối nay hoặc chậm nhất là sáng mai
Sau đây mình xin có 1 số nhận xét:
Mình cảm thấy khá tệ bởi nhiều bài 0đ quá tệ, các bạn hơi vô duyên khi chẳng làm gì cũng nộp bài hoặc ghi những thứ vớ vẩn. Nhiều bạn điểm dưới 10 quá. Mình thực sự nghĩ đề vậy là khá ổn rồi, có tính phân hóa cũng tương đối. Đặc biệt bài I, 10 điểm quá dễ dàng vì chỉ đúng 10/11 bạn đã có điểm tuyệt đối rồi. Bài II thì chấm quá thoáng ạ, có ý là có điểm. Rồi còn có cộng điểm dựa trên nỗ lực của mn trong bài làm. Số lượng người dự thi trên 10 mình nghĩ phải gần như tối đa, mà như vậy cũng hơi buồn. Hi vọng vòng kế, mọi người cố gắng hơn nữa.
Về đáp án:
Bài I) 1đ mỗi câu
1) Sóng - Tạm chấp nhận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
2) Chiếc lược ngà
3) Chấp nhận: Đất nước, Quê hương, 2 chữ nước nhà :))
4) Một thứ quà của lúa non: Cốm
5, Tấm Cám (Bạn xem kĩ ảnh là gạo tấm với một bên còn dư cám nhé)
6, Vợ chồng A Phủ (Ảnh là lá ngón nhé :v)
7, Ông Đồ
8, Tiếng gà trưa
9, Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Bạn nhìn kĩ sẽ thấy đoàn xe không kính)
10, Cô bé bán diêm
11, Hai đứa trẻ
Bài II:
Tiêu đề có chữ công bằng và bình đẳng là gần như chấp nhận cả.
Hợp lý nhất là: Bình đẳng không có nghĩa là công bằng? Ta nhìn vào ảnh(Đây chỉ là 1 cái ảnh nhưng chia làm 2 bên á. Bên công bằng nghĩa là dựa vào thể trạng của mỗi người để cho hộp đảm bảo ai cũng xem trận bóng, bình đẳng thì ai cũng có chiếc hộp kê dưới chân như nhau)
Mình thấy nhiều bạn có ý rất tốt, mới, sáng. Các bạn nên phát huy.
Các bạn có thể tách tiêu đề riêng hoặc nhắc vào mở bài - bài văn đều được.
Nhưng phải đảm bảo, đây là bài văn ngắn. Có giải thích, có bình luận, bài học, mở rộng. Nhưng nhớ rằng, bàn luận tốt đến như nào mà không có bài học rút ra thì vẫn bị trừ rất nhiều điểm.
Qua đó, mình hi vọng mỗi người có thể rút ra được bài học. Công bằng mới thực sự có ý nghĩa. Để hạnh phúc, chúng ta phải nỗ lực đạt được nó, chứ không nên chỉ trông chờ vào cái gì cả.
Để làm vòng này, tất nhiên chúng ta phải tra cứu, nghiên cứu nhiều. Và mình muốn chúng ta để có được một bài văn hay làm gì đó chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu thật kĩ rồi vận dụng nó vào để nó có chất lượng thật tốt. Nên nhớ vận dụng chứ không phải là copy nó hoàn toàn. Riêng khi vào phòng thi không được tra cứu thì chúng ta phải nhớ lại những gì đã học và tìm hiểu để làm.
Mọi người có thắc mắc gì về điểm số hay cách chấm cmt xuống dưới hoặc ib riêng ạ. Có gì sai sót mong mn thông cảm ạ vì chấm văn nhiều lúc nó bị hoa mắt. Hay có bất cứ vấn đề gì khác có liên quan.
Chúc mọi người buổi trưa vui vẻ, cảm ơn vì đã lắng nghe ạ.
Viết đoạn văn từ 5 đến 10 câu có sử dụng các phép tu từ cú pháp( phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xem. Gạch chân các phép đó)
[Bình luận cùng VICE - chủ đề 1]
CẢM HỨNG TỪ SÁCH GIÁO KHOA
Nhìn vào quyển SGK hiện giờ, bạn thấy gì? Bạn có tìm được nguồn cảm hứng bất tận trong những trang sách hiện hành? Hiện nay, nhiều học sinh đang dần có phương pháp học chống đối. Nguyên nhân chủ yếu có lẽ là do họ không cảm thấy thích thú với các môn học, và những quyển sách hiện nay cũng chưa thể khai thác sâu vào sự tò mò của các em. Tuy nhiên, nếu như bộ Sách giáo khoa được "khoác tấm áo mới" thì sao?
"Là một học sinh đang học lớp 12, từ lâu em đã có niềm đam mê đặc biệt với thiết kế đồ họa và cả lĩnh vực giáo dục. Thời gian ngồi trên ghế nhà trường trong đầu em luôn tràn ngập các ý tưởng về những cách thức khiến việc học trở nên dễ dàng và gây hứng thú với học sinh hơn, thế là một ngày hình dung sơ khai nhất về dự án này ra đời.
Dự án là tập hợp của 6 bản redesign của 6 bộ môn khác nhau gồm Vật lí, Ngữ Văn, Lịch sử, Hóa Học, Địa Lý và Sinh Học. Em bắt tay vào dự án với mong muốn giúp những bạn học sinh như em có cách nhìn tích cực và hứng thú hơn về sách giáo khoa nói riêng và việc học nói chung, biến những môn học không còn là một khái niệm trừu tượng, mà là một người bạn thân thuộc mình có thể nhìn thấy qua thị giác, cảm giác và hình dung dễ dàng trong đầu." (Nam Bảo - học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, tác giả của những bộ design SGK mới dưới đây).
Ý kiến của mình? Có lẽ đã đến lúc SGK được khoác lên một diện mạo mới. Rõ ràng ai trong chúng ta cũng cảm thấy thích thú với những quyển sách rất "xịn xò" này đúng không ạ?
Vậy ý kiến bạn thì sao? Bạn có nghĩ BGD cần có những thay đổi trong hình thức biên soạn SGK, và bạn có cảm nghĩ gì với bộ sách trên? Hãy chia sẽ trong bài viết này nhé!
(Cre ảnh. Đài Phát Thanh)
#AdReiTran. VICE. Since 2020. VICE facebook official page.