Văn bản ngữ văn 12

Đỗ Quyên

undefined

“Một thực tế phổ biến hiện nay là với đa phần giới trẻ các trường nghề chỉ được coi là lựa chọn cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học của họ không đạt được”.

(Trích Không thể hội nhập chỉ với kĩ sư, tiến sĩ – Nguyễn Công Thảo, báo Vietnamnet)

Hãy nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên bằng một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ).

 

Bài viết hay nhất sẽ được cộng 10 GP và đăng tải trên fanpage Học trực tuyến cùng hoc24.vn!

Đỗ Quyên
11 tháng 5 2021 lúc 8:45

Cảnh báo các bạn copy: Cô tìm kiếm và đăng các câu hỏi hay lên với mục đích giúp các em có cơ hội luyện tập, giáo viên bộ môn sẽ giúp chữa bài để các em tiến bộ hơn. Đừng vì 10 GP mà copy và paste vào đây để lấy đi cơ hội của các bạn khác, và rất không tôn trọng các giáo viên nỗ lực vì các em hay những bạn bỏ thời gian làm bài thực sự.

Việc trừ GP hay khóa tài khoản không có ý nghĩa gì cả, cô mong các em có tinh thần tự giác, tự học và xây dựng cộng đồng Hoc24 tích cực.

Thân.

Bình luận (0)
Ngô Hải Nam
10 tháng 5 2021 lúc 17:49

Nghề nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với mỗi con người khi đủ tuổi trưởng thành biết suy nghĩ. Bởi nghề nghiệp không những đem lại của cải vật chất mà nó còn mang lại cho ta một chỗ dựa vững chắc, giúp cuộc sống của ta được phù hợp hơn với xã hội trong mọi thời đại.

Hiện nay rất nhiều các bạn thanh niên trẻ đang rất băn khoăn về việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình. Đặc biệt đối với những bạn vừa học xong cấp ba. Có những bạn muốn bước tiếp vào đại học, học một chuyên ngành mình yêu thích rồi mới xác định đi làm. Còn một số bạn khác lại muốn đi làm để có thêm tiền trang trải cho cuộc sống dù ít hay nhiều.

Mỗi một con người sinh ra đã khác nhau thì năng lực và trí tuệ cũng khác nhau dẫn đến cách lựa chọn nghề nghiệp của mỗi người mỗi khác. Có những người muốn lựa chọn cho mình các công việc mà có mức lương cao làm nhanh có nhiều tiền và có những người muốn chọn cho mình một công việc mà mình thích không quan tâm lương ra sao. Có những người ngay từ nhỏ đã muốn trở thành giáo viên, bác sĩ, công an, kĩ sư…và họ đã ra sức học tập rèn luyện để làm được công việc đó.

 

Dù là lựa chọn công việc gì đi chăng nữa cũng không quan trọng mà quan trọng hơn cả là lương tâm và đạo đức nghề nghiệp phải phù hợp và đúng đắn với xã hội. Mỗi một công việc lại có một khía cạnh, tầm quan trọng khác nhau do vậy mồ hôi công sức và mức thu nhập khác nhau. Có nghề làm ra được nhiều tiền, có nghề làm được ít tiền nhưng những nghề đó sẽ là nền tảng sự nghiệp cho tương lai về sau. Khi con người ta đã có một công việc ổn định trong xã hội cũng đồng nghĩa với việc họ có một vị trí và một tương lai tốt đẹp trong xã hội và người ta gọi đó là thành công. Mà thành công thì rất quan trọng với mỗi người khiến con người ta ai cũng muốn với tới.

Khi ngày nay xã hội ngày càng hiện đại, mở cửa hội nhập với thế giới thì việc lựa chọn nghề nghiệp cho đúng đắn là vô cùng quan trọng. Nếu bạn không xác định từ trước có khi bạn sẽ trở thành một người thất nghiệp. Để đảm bảo được sự lựa chọn của mình các thanh niên trẻ hiện nay cần xem xét kĩ lưỡng xem xã hội cần gì, đang thiếu và năng lực của mình ra sao có đáp ứng được không thì cơ hội việc làm của bạn chọn là rất dễ.

 

Hiện nay tình trạng sinh viên đại học ra trường thất nghiệp nhiều là do mọi người đua nhau học một ngành mà xã hội đã đủ khiến nhiều bạn không xin được việc hay đi làm trái ngành. Điều này làm chúng ta mất rất nhiều thời gian của bản thân. Nếu bạn lựa chọn được và kiên nhẫn thực hiện nó thì bạn sẽ thấy rằng công việc của bạn chọn là không có gì đáng tiếc.

Dù xã hội có ra sao có phát triển đến mấy thì nghề nghiệp là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi người. Nó sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều thứ có thêm thu nhập phụ giúp cho bản thân, gia đình và tạo cho bạn một chỗ dựa ổn định để bạn duy trì trong tương lai.

Như vậy ngay khi còn là một học sinh chúng ta hãy vạch ra cho mình những ước mơ, mục đích rõ ràng rồi cố gắng học tập rèn luyện mình thật tốt để mai sau có một nghề nghiệp ổn định, một chỗ dựa địa vị trong xã hội để trở thành một con người có ích cho đất nước góp phần làm cho xã hội phát triển đi lên giàu mạnh. Và mỗi người cần ý thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp. Đây là một vấn đề khó mà ít người có thể xác định đúng ngay từ đầu mà có những người phải trải qua rất nhiều khó khăn thất bại và rút ra được nhiều bài học cho bản thân thì mới xác định được đúng. Vậy nếu chúng ta chọn sai đồng nghĩa chúng ta đang đi trên một con đường khác không phải là thành công làm cho chúng ta bị tụt lùi so với xã hội và dần lâu ngày chúng ta sẽ thấy cuộc sống thật là tẻ nhạt chỉ toàn một màu đen và làm cho cuộc sống không có ý nghĩa.

Nhưng một bộ phận thanh niên nhỏ trong xã hội lại buông thả mình theo những cuộc chơi để rồi xa lánh vào những tệ nạn xã hội. Dẫn đến chọn cho mình những công việc vi phạm pháp luật như buôn bán tàng trữ các chất kích thích như ma túy, buôn bán hàng giả, hàng không có nguồn gốc,…gây ra nhiều hậu quả xấu cho cuộc sống của con người. Những công việc này không chỉ có hại đối với bản thân mà nó còn có hại tới cả gia đình và xã hội. Nó sẽ kìm hãm sự phát triển của đất nước làm cho đất nước không thể phát triển để sánh vai với các cường quốc khác trên thế giới được.

Chính vì thế mà các bạn thanh niên trẻ hiện nay cần cân nhắc thật kĩ trước khi chọn cho mình một công việc nào đó vì những công việc ấy sẽ đi theo bạn, trang trải cho bạn cả về vật chất và tinh thần trong suốt cuộc đời. Và điều đó góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn con người có một cuộc sống có ý nghĩa hơn.



 

Bình luận (2)

Con người sinh ra và lớn lên, với mong muốn học tập và lựa chọn cho mình một nghề nghiệp lâu dài. Với một công việc thích hợp, con người có thể phát huy được tất cả những ưu điểm của mình. Hướng nghiệp là định hướng phát triển con người trong nghề nghiệp để con người đó có khả năng phát triển bản thân một cách tốt nhất. Chọn cho mình một nghề, nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. Trước thực trạng, nhiều bạn trẻ chuẩn bị đi vào cánh cửa đại học, vẫn lúng túng về việc chọn cho mình một ngành học; nhiều bạn sau khi tốt nghiệp đại học, mới nhận ra là mình đã chọn sai ngành học và rất nhiều bạn trẻ phải học lại, làm lại những ngành nghề mới, gây bao nhiêu lãng phí về thời gian, tài chính cho gia đình và xã hội. Cánh cửa vào đại học không phải là cánh cửa duy nhất để bạn có thể thăng tiến và phát triển trong nghề nghiệp, bạn đã biết rất nhiều tấm gương doanh nhân thành công mà không nhất thiết phải qua trường đại học như: Bill Gate (Microsoft), Steven Jobs (Apple),… Đất nước đang cần rất nhiều bạn trẻ chọn lựa con đường khởi nghiệp với những dự án kinh doanh nhỏ, những người dám nghĩ, dám làm để bắt đầu với những ý tưởng mới cho sản phẩm và dịch vụ của mình, những dự án khởi đầu có thể là một quán ăn, có thể là một cửa hàng và cũng có thể là một cơ sở chăn nuôi, trồng trọt…, từ những dự án nhỏ này, trong một vài năm, chúng có thể trở thành những chuỗi quán ăn (như Phở 24), chuỗi cửa hàng (như chuỗi cửa hàng Mẹ & Bé, chuỗi cửa hàng Takeone…), các công ty, các trang trại, nông trại với quy mô lớn… Lúc đó, bạn sẽ rất hạnh phúc và tự hào về những thành quả đó, bạn đã thực sự khẳng định bản lĩnh làm chủ của mình và con đường bạn chọn là hoàn toàn đúng. Để thành công trong một nghề nghiệp, bạn không thể nào đi trên một con đường bằng phẳng cả, bạn phải trải nghiệm rất nhiều để đúc kết kinh nghiệm cho bản thân, ngoài những kiến thức và sách vở đã học. Nếu bạn chủ quan về những thành công bước đầu về nghề nghiệp, cũng như đã có tính tự mãn, nghĩa là bạn sẽ sắp gặp một rắc rối lớn và sự trả giá trên con đường nghề nghiệp của mình.

Để chọn một nghề, bạn hãy quan tâm tới những vấn đề sau:

– Bạn thích làm nghề gì?

– Bạn có khả năng làm nghề đó hay không?

– Sau khi bạn tốt nghiệp ĐH, thị trường có nhu cầu hay không?

Bên cạnh các ý lớn đó, bạn còn phải quan tâm tới môi trường làm việc, đối tượng mà bạn sẽ làm việc cùng sau này, mục đích bạn chọn nghề đó… Sau khi các bạn quyết định chọn nghề rồi, các bạn mới quyết định chọn trường.

Bình luận (1)
linhh
10 tháng 5 2021 lúc 23:05

Cop theo hội rồi!

Bình luận (0)
❤X༙L༙R༙8❤
11 tháng 5 2021 lúc 7:08

 

Trong bất cứ xã hội nào, quốc gia nào thì việc chọn nghề luôn là vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng đối với thanh niên, học sinh. Bàn về vấn đề này, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, có ba xu hướng chính là: chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề đang được ưa chuộng và nhất quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích.

Tâm trạng chung của phần lớn thanh niên học sinh trước ngưỡng cửa cuộc đời là thường phân vân, băn khoăn khi chọn cho mình một hướng đi. Ai cũng có mơ ước, khát vọng và những mơ ước, khát vọng ấy bắt nguồn từ nhiều hoàn cảnh khác nhau. Mỗi người lại có những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt yếu riêng. Điều đó tác động không nhỏ tới việc chọn ngành nghề của từng cá nhân.

Theo tôi, cách chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình là có tính khả thi cao nhất trong việc biến ước mơ thành hiện thực. Ví dụ: Bạn A thông minh, học giỏi và ước mơ thi đậu vào Đại học Y để sau này trở thành bác sĩ. Thế nhưng hoàn cảnh gia đình lại rất nghèo, không có điều kiện để nuôi bạn ấy ăn học suốt sáu năm. A chọn giải pháp thi vào Trường trung cấp Y tế của tỉnh nhà, vừa bước đầu đáp ứng được nhu cầu học tập, vừa đỡ tốn kém cho gia đình và sau vài năm làm việc vẫn có thể học tiếp lên Đại học. Bạn B muốn trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp trong tương lai nhưng không đủ tiền để theo học Đại học chính quy như những bạn khác nên B đã chọn con đường vừa làm vừa học (Đại học tại chức). Tuy vất vả, cực nhọc nhưng B rất vui vì đã đi đúng con đường mình đã chọn.

Hiện nay, xu hướng chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống cũng ảnh hưởng không ít tới suy nghĩ của học sinh. Cách đây mấy chục năm, nhiều người biết đến câu: Nhất Y, nhì Dược, tạm được Bách khoa, Sư phạm bỏ qua, Nông lâm đút xó. Còn bây giờ, các bạn trẻ truyền nhau câu: Nhất Kinh, nhì Tin, tam Y, tứ Luật (Nhất Kinh tế, nhì Tin học, ba Y, bốn Luật). Bởi trình độ nhận thức và phân tích hạn chế nên nhiều người cố thi và tìm mọi cách, kể cả tiêu cực để vào bằng được vào các trường trên. Nhưng do khả năng học tập không thực sự khá giỏi nên càng học càng đuối, sinh ra chán nản. Sau khi ra trường, số người tìm được công việc đúng nghề nghiệp rất ít, phần lớn phải chấp nhận gặp gì làm nấy. Mà phải làm những công việc không đúng ngành nghề mình đã được đào tạo là điều bất đắc dĩ, cho nên chất lượng công việc không thể như ý muốn và bản thân cũng không thể phát huy khả năng sẵn có.

Điều đó dẫn tới hiện tượng mất cân bằng trong xã hội. Có những ngành nghề cung không đủ cầu và ngược lại. Nếu theo dõi báo chí và các phương tiện truyền thông khác, chúng ta sẽ thấy số lượng sinh viên đã tốt nghiệp Đại học mà không xin được việc làm là nhiều vô kể và số lượng ấy cứ tăng thêm năm này qua năm khác, gây lãng phí tiền bạc của từng gia đình nói riêng và của cả nước nói chung. Đối với mỗi người thì đó là sự thiệt thòi về nhiều mặt.

Cách chọn nghề thứ ba là nhất quyết đeo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích. Cách này có cái hay là thỏa mãn được ước mơ nhưng đi kèm theo nó lại là những điều kiện bắt buộc phải đáp ứng. Trước hết là bản thân phải có lập trường kiên định, ý chí và nghị lực phấn đấu, bền bỉ, sẵn sàng chấp nhận thử thách và cả thất bại. Sau đó là điều kiện vật chất cho phép kéo dài thời gian thực hiện ước mơ. Đối với những học sinh nghèo thì thì cách chọn nghề này quả là một thử thách gay go. Nếu vượt qua được “vũ môn” thì “cá chép sẽ hóa rồng”. Những người chọn cách thứ ba này đều có bản lĩnh vững vàng và một niềm tin chắc chắn vào năng lực của mình, tin rằng mình sẽ thành công trên con đường đã chọn.

 

Không gì sung sướng, hạnh phúc bằng thực hiện được ước mơ và suốt đời gắn bó với công việc mà mình yêu thích. Lòng say mê, khát vọng, kết hợp với tài năng là những yếu tố cơ bản dẫn tới thành công, vinh quang trong sự nghiệp của mỗi con người. Nhưng trên hết vẫn là tính mục đích. Chúng ta hãy luôn nhớ tới câu nói nổi tiếng của nhà văn Pháp Đi-đơ-rô: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường. Trong tình hình đất nước hiện nay, việc chọn nghề để làm việc và kiếm sống phải dựa trên năng lực bản thân, điều kiện kinh tế gia đình và nhu cầu của xã hội.

Bình luận (0)
[~_Bạch Công Tử_~]
11 tháng 5 2021 lúc 8:27

Với mỗi chúng ta, sau khi kết thúc những năm tháng trên ghế nhà trường, mỗi người lại lựa chọn cho mình một con đường riêng để đi tới thành công. Nhưng “Một thực tế phổ biến hiện nay là với đa phần giới trẻ các trường nghề chỉ được coi là lựa chọn cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học của họ không đạt được”.
 
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp phải trải qua rất nhiều vất vả, khó nhọc, lao động mệt mỏi mới mong có được cuộc sống đầy đủ. Do đó, suy nghĩ và quan điểm cho rằng: chỉ HỌC, HỌC và HỌC mới có thể giúp mình phát triển, thoát khỏi sự nghèo khó sau lũy tre làng đã trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức và suy nghĩ của mỗi người. Vì vậy, đại học luôn là mục tiêu cao nhất và là nơi duy nhất được mọi người theo đuổi, cố gắng mọi giá để đạt được.

 


 
Nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện hay may mắn để bước vào cánh cửa đó. Và khi niềm hy vọng bị dập tắt thì nhiều bạn trẻ mang theo sự chán nản, buông xuôi, thất vọng để lựa chọn theo học những trường nghề. Nếu các trường đại học tập trung đào tạo về tri thức nghiên cứu thì kĩ năng là mục tiêu đào tạo của các trường dạy nghề. Nếu xét trên các phương diện thì đây là hai yếu tố chủ đạo để phát triển kinh tế và đều được đề cao như nhau. Nhưng ở Việt Nam thì nghề chỉ được coi là “Chiếu dưới”. Đây không phải một hiện tượng đơn lẻ mà phổ biến trong cả nước. Nói cách khác, nhiều suy nghĩ tiêu cực còn nghĩ rằng vào trường nghề là một thất bại cực kì nặng nề. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết đó là nhận thức. Chúng ta vẫn chưa thoát khỏi được quan niệm học nghề chỉ dành cho những công việc chân tay vất vả, phục vụ những công việc thiên về thể lực, ít cần đến nghiên cứu hay sáng tạo. Chưa tính đến thực tế hay hiệu quả công việc, trong các cuộc thi quốc tế, Việt Nam chỉ luôn đạt giải và thành tích cao ở những môn thi về lý thuyết còn những bộ môn yêu cầu kĩ năng thì nước ta vẫn rất hiếm khi được vinh danh. Thiết nghĩ, chúng ta cần thay đổi về cả nhận thức và hành động để xóa bỏ ranh giới giữa học đại học và học nghề. Chính sách phát triển nên chú trọng đầu tư thêm cho các trường đào tạo nghề để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, thực hành của học viên, giúp đào tạo được nguồn nhân lực có tay nghề cao. Mỗi người cũng cần thay đổi nhận thức của mình. Dù là phát triển, đóng góp về tri thức hay lao động để tạo ra những sản phẩm hữu hình, có giá trị và thiết thực thì đều được trân trọng và có một vị trí như nhau.

 


 
Đã đến lúc loại bỏ quan niệm chỉ đại học mới mang lại hạnh phúc và thành công. Hãy cùng thay đổi để các trường nghề trở thành một trong những lựa chọn tích cực của thế hệ trẻ thay vì con đường tạm thời, mang tính giải pháp khi cánh cửa đại học khép lại.

Bình luận (0)
Chans
11 tháng 5 2021 lúc 9:29

uầy các anh chị lớp 12 giỏi thế ( em mới lớp 6 )eoeo

Bình luận (0)
💢Sosuke💢
11 tháng 5 2021 lúc 9:30

 Trong cuộc sống, con người sẽ có những suy nghĩ sai lệch về câu hỏi " Đại học hay trường nghề ? " . Nói chung rằng, mọi người thường coi rằng học Đại Học sẽ ở một vị trí cao hơn so với Trường nghề. Nhưng đây là một ý kiến sai hoàn toàn.Đây không phải là một hiện tượng đơn lẻ mà phổ biến trong cả nước.Nói cách khác, nhiều suy nghĩ tiêu cực còn cho rằng trường nghề là một thất bại cực lỳ nặng nề và chỉ là nơi khi người ta không còn đường nào để đi. Cảnh cửa vào không phải là cánh cửa duy nhất để bạn có thể năng cao bản thân mình trng nghề nghiệp hay sự nghiệp của mình.Một ngôi trường đại học chưa chắc đã làm một người tài cao, học giỏi, sáng suốt hơn các bạn trường nghề. Trường nghề cũng có thể có những ưu tốt hơn so với những trường đại học khác. Như trường Dạy Nghề Bách Khoa - Một ngôi trường cũng rất nổi tiếng với nhiều học sinh xuất sắc với sự vận dụng thông minh vào đời sống để mà có thể phát triển được năng lực của bản thân hay của ngôi trường đó. Trên đây là nhưng suy nghĩ của em về câu hỏi " Đại học hay trường nghề ? " 

Trân trọng 

Bình luận (0)
:333 ko có tên
11 tháng 5 2021 lúc 11:09

Với mỗi người, sau khi kết thúc nhưng năm tháng học trò ngồi trên ghế nhà trường, ai cũng đều có định hướng và con đường riêng dẫn đến thành công. Đây chắc hẳn là vấn đề khá nóng bỏng đối với các thanh niên hay học sinh.  nếu bàn về vấn đề này sẽ có nhiều suy nghĩ cũng như ý kiến hác nhau, đổng thời cũng có nhiều xu hướng được ưa chuộng nhất như: chọn ngành nghề mà mình yêu thích, chọn ngành nghề đúng với năng lực của mình hay cả chọn ngành nghê vì ngành nghề đó đang khá nổi. Chọn cho mình một ngành nghề cũng như là chọn cho mình một tương lai, tương lai có tươi đẹp hay ko đều phụ thuộc ở sự quyết định của mỗi người vì vây việc lựa chọn nghành nghề vô cùng cần thiệt và quan trọng. nếu chọn sai lầm , nghĩa là đã đặt cho mình một tương lai ko vững chắc, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều bạn thanh niên trẻ băn khoăn , lúng túng về việc chọn ngành, nhìu bạn khi học hết đại học thì mới nhận ra mình đã chọn sai nghề,phải học lại ,làm lại những ngành nghề mới, gây bao nhiêu lãng phí về thời gian, tài chính cho gia đình và xã hội. tuy nhiên cánh cửa vào đại học không phải là cánh cửa duy nhất để bạn có thể thăng tiến và phát triển trong nghề nghiệp, có thể bạn đã biết rất nhiều tấm gương doanh nhân thành công mà không nhất thiết phải qua trường đại học: Bill Gate (Microsoft), Steven Jobs (Apple),…vì vậy ko nhất thiết bạn cần phải đi học đại học. Mỗi một con người sinh ra đã khác nhau thì năng lực và trí tuệ cũng khác nhau dẫn đến cách lựa chọn nghề nghiệp của mỗi người mỗi khác.Có những người muốn lựa chọn cho mình các công việc mà có mức lương cao làm nhanh có nhiều tiền và có những người muốn chọn cho mình một công việc mà mình thích không quan tâm lương ra sao. Đã đến lúc loại bỏ quan niệm chỉ đại học mới mang lại hạnh phúc và thành công. ở các trường nghề, Chính sách phát triển nên chú trọng đầu tư thêm cho các trường đào tạo nghề để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, thực hành của học viên, giúp đào tạo được nguồn nhân lực có tay nghề cao. Mỗi người cũng cần thay đổi nhận thức của mình. Dù là phát triển, đóng góp về tri thức hay lao động để tạo ra những sản phẩm hữu hình, có giá trị và thiết thực thì đều được trân trọng và có một vị trí như nhau. vì vậy hãy loại bỏ suy nghĩ đại học mới mang lại hạnh phúc và thành công, hãy cũng nhau thanh đỗi để các trường nghề trở thành một trong những sự lựa chọn tích cực cho giới trẻ , khép lại suy nghĩ chỉ là sự lựa chọn cuối cùng khi giấc mơ gõ cửa các trường đại học của họ không đạt được

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Hội Tấn
Xem chi tiết
hà huy
Xem chi tiết
Minh Nhật
Xem chi tiết
hà huy
Xem chi tiết
Phạm My
Xem chi tiết
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
trang em
Xem chi tiết
Vu Thi Hoai
Xem chi tiết