Đầu tiên để tính được nhiệt độ cân bằng sau khi đổ thêm 2kg nước nữa thì bạn cần tính được nhiệt độ cân bằng lần đâu tiên tức là khi thả thỏi đồng được đun nóng vào nước
Ta vẫn là phải áp dụng công thức : Q tỏa= Q thu = m.C. Δt
Gọi t1 là nhiệt độ cân bằng sau khi thả thỏi đồng vào nước
t2 là nhiệt độ cân bằng khi đổ thêm 2kg nước vào
( Đề của họ là yêu cầu ta tính nhiệt độ cân bằng sau cùng này tức là t2)
Nhiệt lượng mà thỏi đồng tỏa ra là:
\(Qtỏa_1=0,5.380.\left(120-t_1\right)\)
Nhiệt lượng mà 5kg nước thu vào là :
\(Qthu_1=5.4200.\left(t_1-25\right)\)
\(Qtỏa_1=Qthu_1\Leftrightarrow0,5.380.\left(120-t_1\right)=5.4200\left(t_1-25\right)\)
\(\Rightarrow22800-190t_1=21000t_1-525000\)
\(\Rightarrow t_1\approx25,85^0C\)
Đây là nhiệt độ cân bằng sau khi thả thỏi đồng vào 5kg nước
Nhiệt lượng 2kg nước tỏa ra sau khi được đổ thêm vào là:
\(Qtỏa_2=2.4200.\left(90-t_2\right)\)
Nhiệt lượng 5kg nước mà thỏi đồng thu vào là:
\(Qthu_2=\left(0,5.380+5.4200\right)\left(t_2-25,85\right)\)
\(Qtỏa_2=Qthu_2\Leftrightarrow2.4200\left(90-t_2\right)=\left(0,5.380+5.4200\right)\left(t_2-25,85\right)\)
\(\Rightarrow756000-8400t_2=21190t_2-547761,5\)
\(\Rightarrow t_2\approx44^0C\)
Vậy nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là \(44^0C\)