Đề cương ôn tập văn 10 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoangtrang Trương

" Một người có 2 chiếc bình lớn để chuyển nước. Một trong hai chiếc bình bị nứt nên khi gánh nước từ giếng về, nước trong bình chỉ còn một nửa. Chiếc bình lành rất hãnh diện về sự hoàn hảo của mình , còn chiếc bình nứt luôn dằn vặt, cắn rứt vì không hoàn thành nhiệm vụ. Một hôm chiếc bình nứt nói với người chủ: "Tôi thực sự xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông, chỉ vì tôi nứt mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức mà ông bỏ ra" . "Không đâu - ông chủ trả lời- khi đi về ngươi có chú ý tới những luống hoa bên đường không? Ngươi không thấy hoa chủ mọc bên này đường của phía nhà ngươi sao? Ta đã biết được vết nứt của nhà ngươi nên đã gieo hạt giống hoa phía bên ấy. Trong những năm qua, ta đã vun xới cho chúng và hái chúng về trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta có được ấm cúng và duyên dáng như thế này không?" .

Từ đoạn trích trên, hay viết đoạn văn trình bày suy nghĩ và bài học của bản thân.( Khoảng 150 từ).

Mọi người giúp mình với,mình đang cần rất gấp. Mai mình thi rồi

Thảo Phương
27 tháng 4 2019 lúc 18:11

1. Mở đoạn
Dẫn dắt vấn đề: Chúng ta cần có niềm tin và tự hào về những giá trị sống tốt đẹp mà mình có. Câu chuyện về chiếc bình nứt đã mang đến cho chúng ta hiểu sâu sắc về giá trị sống ở trong mỗi con người.

2. Thân đoạn
– “Vết nứt” là hình ảnh biểu tượng cho những khiếm khuyết, nhược điểm, hạn chế trong bản thân mỗi con người.

+ Trong câu chuyện, chiếc bình nứt đã vô cùng đau khổ, dằn vặt vì vết nứt trên thân mình.

+ Chiếc bình cho rằng mình đã không thể chứa đựng được nước, không thể trở thành vật trang trí khiến chủ có thể hãnh diện.

–> Trạng thái tâm lí thiếu tự tin, mặc cảm của chiếc bình nứt cũng gợi liên tưởng đến rất nhiều người ngoài xã hội rộng lớn kia.

– Việc tự trách không hề xấu, bởi nó là biểu hiện cao nhất của sự ý thức, khi nhận thức được những thiếu xót, con người sẽ biết điểm yếu của mình là ở đâu để từ đó khắp phục và trở nên tiến bộ hơn.

– Nếu luôn mặc cảm, chìm đắm trong sự mặc cảm ấy con người sẽ không thể vượt thoát ra khỏi cái bóng ám ảnh của chính mình, càng không thể nhận thức được những giá trị, thế mạnh của bản thân.

+ Chiếc bình kia không mang những tâm sự của mình nói với ông chủ, nó cũng sẽ không bao giờ nhận ra giá trị của mình đã mang đến sự sống tươi tốt cho bao bông hoa ngoài kia.

+ Trong cuộc sống cũng vậy, trước những thất bại, con người không nên bi quan, mặc cảm mà cần vững vàng đứng lên từ những thiếu sót.

– Trên đời không có ai hoàn hảo một cách tuyệt đối, vì vậy nếu có những thiếu xót, hạn chế nào đấy thì bạn cũng không nên quá buồn mà mặc cảm về bản thân mình.

–> Điều đáng quý nhất là chúng ta biết mình yếu kém ở đâu để phấn đấu cải thiện

– Không thể vì những vết nứt, những hạn chế của mình mà cho rằng mình vô dụng, không thể tạo ra thành quả, khi cố gắng hết sức chúng ta sẽ tạo ra được những thành quả

– Hãy nhìn nhận công bằng với những thành quả mà mình đã tạo ra, bởi đôi khi nó không hiện hình giống chiếc bình trong câu chuyện trên kia.

3. Kết đoạn
Hãy sống tự tin, chủ động và không ngừng cố gắng để làm phong phú hơn cho giá trị sống của bản thân các bạn nhé.

Minh Nhân
26 tháng 4 2019 lúc 18:51

* Mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: trong cuộc sống, không ai hoàn hảo.

* Thân đoạn:

- Giải thích “chiếc bình nứt”, hoàn hảo.

Giải thích khái niệm hoàn hảo để thấy được: trong cuộc sống, tất cả mọi người đều có khát vọng hướng đến sự hoàn hảo; mỗi người tùy vào tính cách, quan điểm sống khác nhau, có thể nhìn nhận về các mức độ hoàn hảo của sự việc khác nhau. Tuy nhiên thực tế, chúng ta lại là “Chiếc bình nứt” không hoàn hảo.Chiếc bình nứt là khiếm khuyết, thất bại, vấp ngã, sai lầm…

- Trình bày quan điểm của bản thân: Mỗi cá nhân đều có những hạn chế, nhược điểm. Điều quan trọng là phải biết hạn chế, khắc phục nhược điểm, biến điểm yếu thành điểm mạnh. Cần có thái độ bao dung khi đứng trước lỗi lầm, thiếu sót của người khác.

- Bàn mở rộng.

- Nêu bài học nhận thức và hành động. chúng ta không hoàn hảo vì thế, chúng ta phải không ngừng học tập để phù hợp, theo kịp sự tiến bộ của xã hội.

* Kết đoạn: Bài học cho bản thân và những người xung quanh về vấn đề lựa chọn việc làm và thái độ, quan điểm, cách đánh giá công việc để đạt đến cuộc sống hoàn hảo theo cách riêng của mỗi người.


Các câu hỏi tương tự
Hoangtrang Trương
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Thao Mix
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Gia Hưng
Xem chi tiết
Xu Cà Na
Xem chi tiết
Hiếu Nguyễn
Xem chi tiết
Vũ Thị Kim Ngân
Xem chi tiết
G.Dr
Xem chi tiết
Hà Thanh Thảo
Xem chi tiết