Chương I- Cơ học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Kudo Henry

Một khối gỗ hình lập phương cạnh 15cm thả vào chậu nước. Trọng lượng riêng của gỗ là 8000N/m3, trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.a)Tính chiều cao khối gỗ chìm trong nước

b)Một khối gỗ thứ hai hình lập phương cùng kích thước khối gỗ trên, khi thả vào chậu nước thì nó nổi trong nước phần nổi là 2cm. Tính trọng lượng riêng của loại gỗ

Hoàng Sơn Tùng
26 tháng 2 2018 lúc 21:03

a, Thể tích của khối gỗ là:
\(V=a^3=15^3=3375\left(cm^3\right)=3,375.10^{-3}\left(m^3\right)\)

Trọng lượng khối gỗ là:
\(P=V.d_g=3,375.10^{-3}.8000=27\left(N\right)\)

Vì khối gỗ nổi cân bằng trên mặt nước nên \(P=F_A=27N\)

Thể tích phần gỗ chìm là:
\(V_c=\dfrac{F_A}{d_n}=\dfrac{27}{10000}=2,7.10^{-3}\left(m^3\right)\)

Chiều cao phẩn chìm là:
\(h_c=\dfrac{V_c}{S}=\dfrac{2,7.10^{-3}}{0,15^2}=0,12\left(m\right)=12\left(cm\right)\)

b, Phần chìm của khúc gỗ 2 là:
\(h_{c_2}=h-h_{n_2}=15-2=13\left(cm\right)=0,13\left(m\right)\)

Thể tích phần chìm của khúc gỗ 2 là:
\(V_{c_2}=h_{c_2}.S=0,13.0,15.0,15=2,925.10^{-3}\left(m^3\right)\)

Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên khúc gỗ 2 là:
\(F_{A_2}=V_{c_2}.d_n=2,925.10^{-3}.10000=29,25\left(N\right)\)

Vì khúc gỗ nổi cân bằng nên \(F_{A_2}=P_2=29,25\left(N\right)\)

Mà kích thước 2 khúc gỗ bằng nhau nên thể tích 2 khúc gỗ cũng bằng nhau

Trọng lượng riêng của khúc gỗ 2 là:
\(d_2=\dfrac{P_2}{V}=\dfrac{29,25}{3,375.10^{-3}}\approx8666,7\)(\(N\)/\(m^3\))

Vậy...


Các câu hỏi tương tự
Thảo Phạm
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Anh Kỳ
Xem chi tiết
Jacky Lê
Xem chi tiết
Trùm Trường
Xem chi tiết
Trùm Trường
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Khánh Nguyễn
Xem chi tiết
Khánh Nguyễn
Xem chi tiết