Gọi cột điện đó là AB, bóng của cột điện là AB', tia sáng mặt trời chiếu tới đỉnh cột đèn là BB', tia sáng mặt trời chiếu tới chân cột đèn là SA
Vì cột điện có phương thẳng đứng mà tia sáng mặt trời tạo với phương thẳng đứng một góc 45o nên tia sáng mặt trời tạo với cột điện một góc 45o. Ta thấy cột điện luôn vuông góc với bóng của nó nên góc hợp bởi cột điện và bóng của nó là 90o (1)
Ta có:
\(\widehat{BAB'}+\widehat{B}+\widehat{B'}=180^o\) (tổng 3 góc trong 1 tam giác)
\(\Rightarrow\widehat{B'}=180^o-\widehat{BAB'}-\widehat{B}\)
\(\Rightarrow\widehat{B'}=180^o-90^o-45^o\)
\(\Rightarrow\widehat{B'}=45^o\)
\(\Rightarrow\widehat{B'}=\widehat{B}\) (2)
Từ (1) và (2) => Tam giác ABB' vuông cân tại A
=> AB = AB' = 3m (2 cạnh bên)
Vậy cột điện đó cao 3m
dùng định luật tam giác vuông cân đó bạn
vì cột điện và cái bóng bằng nhau là vì nó là 2 cạnh bên của 1 tam giác cân(hoặc vuông cân),mà 2 cạnh bên của 1 tam giác cân thì bằng nhau.