Ôn tập học kỳ II

Vương Công Tuấn

Một chất vô cơ khan A tan trong nc, ko tạo kết tủa với \(CaCl_2\) nhưng khi thêm dung dịch HCl thì tạo ra chất khí B 0 màu, 0 mùi, 0 cháy.

Lấy m gam chất A nung đến khối lượng 0 đổi, thu đc hỗn hợp khí C và 2,12 gam chất rắn D. Hòa tan hết D vào dung dịch HCl thấy bay ra V lít B ở đktc. Cho C lần lượt qua bình 1 đựng 40gam dung dịch H2SO4 98% và bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau thí nghiệm có thấy bình 2 có 3,94 gam kết tủa.

a) tính m ?

b) Xđ CTPT của A và tính V ?

c) SAu thí nghiệm, lấy 10,09 gam dung dịch ở bình 1 cho t/d với dung dịch BaCl2 dư thấy tạo thành kết tủa E. Tính khối lượng E ?

(Hóa trị của các ng tố trong A luôn luôn k đổi)

Vương Công Tuấn
10 tháng 4 2017 lúc 17:46
Bình luận (0)
Nguyễn Quang Định
11 tháng 4 2017 lúc 10:30

Mấy thánh @Thành Đạt....... @Võ Đông Anh Tuấn giúp đi chớ

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Kiều
12 tháng 4 2017 lúc 12:37

(Hóa trị của các ng tố trong A luôn luôn k đổi)

A là hợp chất vô cơ, khi tác dụng với HCl thì tạo ra chất khí không màu, không mùi và không cháy.

=> Khí đó phải là \(CO_2\)

Như vậy, ta có: A là chất vô cơ khan, tan trong nước, tác dụng với dung dich \(HCl\) giải phóng khí \(CO_2\)và không tạo kết tủa với \(CaCl_2\)

\(\Rightarrow\)Đặt \(CTTQ\) của \(A\)\(M(HCO_3)_n\)

Khi nung A đến khối lượng không đổi thì:

\(2M\left(HCO_3\right)_n-t^o->M_2\left(CO_3\right)_n+nCO_2+nH_2O\)\((1)\)

Vì A là chất tan được trong nước

\(=> \) Khi nung A đến khối lượng không đổi, ta chỉ thu được muối \(M_2(CO_3)_n\)

Hỗn hợp khí C là: \(\left\{{}\begin{matrix}CO_2\\H_2O\left(hơi\right)\end{matrix}\right.\)

2,12 gam chất rắn D thu được sau phản ứng là: \(M_2(CO_3)_n\)

\(M_2(CO_3)_n+2nHCl--->2MCl_n+nCO_2+nH_2O\)\((2)\)

Khí B là: \(CO_2\)

Khi cho C qua bình 1 đựng 40gam dung dịch H2SO4 98%

Thì \(H_2O\) bị giữ lại trong bình.Khí CO2 thoát ra khỏi bình 1.

Tiếp tục dẫn qua bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì:

\(CO_2+Ba(OH)_2--->BaCO_3+H_2O\)\((3)\)

\(nBaCO_3=0,02(mol)\)

Theo (3) \(nCO_2=0,02(mol)\)

Theo (1) \(nM_2(CO_3)_n=\dfrac{0,02}{n}(mol)\)

\(\Rightarrow M_{M_2\left(CO_3\right)_n}=\dfrac{2,12}{0,02}.n=106n\)\((g/mol)\)

\(\Leftrightarrow2M+60n=106n\)

\(\Leftrightarrow2M=64n\)

\(\Leftrightarrow M=23n\)

Khi \(n=1=>M=23(Na)\)

\(n=2=>M=46(loại)\)

\(n=3=>M=69(loại)\)

Vậy \(M:Na\)\(n=1\)

\(=>CTPT\) của A: \(NaHCO_3\)

Theo (1) \(nNaHCO_3=\dfrac{0,02}{n}=0,02(mol)\)

\(\Rightarrow m=m_{NaHCO_3}=1,68\left(g\right)\)

Theo (2): \(nCO_2=0,02(mol)\)

\(\Rightarrow V=V_{CO_2}=0,448\left(l\right)\)

\(c)\)

Theo (1): \(nH_2O=0,02(mol)\)

\(=>mH_2O=0,36(g)\)

\(m_{H_2SO_4}=\dfrac{98.40}{100}=39,2\left(g\right)\)

Sau khi thêm H2O vào thì \(mH_2SO_4\)trong dung dich không thay đổi

\(m dd H_2SO_4=40+0,36=40,36(g)\)

\(=>C\%H_2SO_4\left(sau\right)=\dfrac{39,2.100}{40,36}=97,1258672\%\)

Khi lấy 10,09 gam dung dịch ở bình 1 cho t/d với dung dịch BaCl2 dư thì:

\(BaCl_2+H_2SO_4--->BaSO_4+2HCl\)\((4)\)

\(mH_2SO_4=\dfrac{97,1258672.10,09}{100}=9,8\left(g\right)\)

\(=>nH_2SO_4=0,1\left(mol\right)\)

Kết tủa E sau phản ứng là BaSO4

Theo (4): \(nBaSO_4=0,1(mol)\)

\(=>mBaSO_4=23,3(g)\)

P/s: Thông báo bị trôi :))

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
tuấn ngọc
Xem chi tiết
♥ Don
Xem chi tiết
Mai Anh
Xem chi tiết
Hương Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Hải An
Xem chi tiết
Xuân Trà
Xem chi tiết
Shikima Jun
Xem chi tiết
Nguyễn Địch Nhât MInh
Xem chi tiết
Phạm Thị Linh
Xem chi tiết