Trong bài"Trao duyên"của đoạn 1, Thúy Kiều tâm sự những điều gì với Thúy Vân.Tại sao Thúy Kiều phải kể cho Thúy Vân về mối tình của mình với Kim Trọng cho Thúy Vân nghe. Mục đích để làm gì
Mọi người giúp em phần bài đọc hiểu này với em sắp thi giữa kì môn văn rồi mong mọi người giúp đỡ em ạ! Như Từ, từ khi bỏ nhà đi thấm thoát đã được một năm, ao sen đã đổi thay mầu biếc. Những đêm gió thổi, những sáng sương sa, bóng trăng sáng dòm qua cửa sổ, tiếng thủy triều nghe vẳng đầu giường, đối cảnh chạnh lòng, một mối buồn bâng khuâng, quấy nhiễu khiến không sao ngủ được. Một hôm trông ra bể, thấy một chiếc tàu buôn đi về phương Nam. Từ trỏ bảo Giáng Hương rằng: - Nhà tôi đi về phía kia kìa, song biển cả trời xa, chẳng biết là ở tận đâu. Rồi nhân lúc rỗi, chàng nói với nàng rằng: - Tôi bước khách bơ vơ, lòng quê bịn rịn, lệ hoa thánh thót, lòng cỏ héo hon, dám xin thể tình mà cho được tạm về, chẳng hay ý nàng nghĩ thế nào? Giáng Hương bùi ngùi không nỡ dứt. Từ lang nói: - Tôi xin hẹn trong một thời kỳ bao nhiêu lâu, để về cho bạn bè gặp mặt và thu xếp việc nhà cho yên, sẽ lại đến đây để với nàng cùng già ở chốn làng mây bến nước. Giáng Hương khóc mà nói: - Thiếp chẳng dám vì tình phu phụ mà ngăn cản mối lòng quê hương của chàng. Song cõi trần nhỏ hẹp, kiếp trần ngắn ngủi, dù nay chàng về nhưng chỉ e liễu sân hoa vườn, không còn đâu cảnh tượng như ngày trước nữa. Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: Theo tác giả, khi Từ Thức bỏ nhà đi cảnh vật đã thay đổi như thế nào? Câu 3: Nội dung của đoạn trích? Câu 4: Việc từ biệt Giáng Hương cho thấy Từ Thức có thái độ như thế nào với làng mây bến nước? Câu 5. Anh/Chị hiểu gì về tâm trạng của Từ Thức khi chàng sống ở làng mây bến nước? Câu 6. Theo anh/chị, Từ Thức có thể từ bỏ quê hương, gia đình vì tình yêu không? Vì sao Hãy giúp em với ăn! Em cảm ơn
I. Đọc hiểu:
Đọc văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ( SGK Ngữ văn 10 tập 2, trang 31,32) và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”?
Câu 2: Hiền tài có vai trò quan trọng đối với đất nước như thế nào?
Câu 3: Theo tác giả, việc khắc bia ghi tên tiến sĩ có ý nghĩa, tác dụng gì đối với đương thời và các thế hệ sau?
Câu 4: Theo em, trong thời đại ngày nay, Nhà nước ta đã, đang và sẽ phải làm gì để khuyến khích hiền tài cống hiến hết mình cho đất nước?
II. Làm văn
Câu 1: Anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ bàn về vai trò của hiền tài đối với đất nước trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật khách trong bài “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu.
Mọi người giải nhanh, hoặc cho m biết nguồn thông tin tham khảo nhá !!
Nghị luận xã hội suy nghĩ về vai trò của trí thức - bậc hiền tài trong xã hiện nay. Giúp em với ạ
Câu 5. Theo bài viết, ngày nay trẻ em Mĩ dành phần lớn thời gian để làm gì? Điều đó có gì khác với thế hệ trước? Câu 6. Trong hai câu văn dưới đây, phép liên kết nào được sử dụng? "Chơi đùa tự do trong một lùm cây hay bụi cây trong vườn đem lại trải nghiệm phong phú về động học, thính giác, thị giác và xúc giác cho trẻ em. Những trải nghiệm này thúc đây một loạt các phản ứng thích nghi để gợi trí tò mò, óc quan sát, sự suy xét, thăm dò, giải quyết vấn đề và tính sáng tạo." Câu 7. Tác giả của đoạn trích cho rằng: “dành thời gian quá nhiều ở trong nhà gây ra thiếu hụt về thể chất, tình cảm và trí tuệ trong quá trình học tập và phát triển của trẻ". Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
Đọc đoạn thơ sau
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...
Thực hiện các yêu cầu
1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
2. Gọi tên 2 truyện cổ tích được gợi ra từ đoạn thơ trên
3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
4. Điều gì trong đoạn thơ làm anh/chị xúc động nhất? Vì sao?
I. Đọc hiểu văn bản
Hiện nay các thành đã phá, duy còn thành Đông-quan là chưa hạ. Vì thế ta nằm không yên chiếu, ăn không ngon miệng, sớm hôm lo lắng. Vả bên cạnh ta chưa có được người tài. Ta tuy làm chủ tướng, nhưng một thì già yếu bất tài, hai thì học ít biết nông, ba thì nhiệm vụ nặng nề khó gánh vác nổi, mà tướng quốc, thái bảo, thái phó chưa đặt, thái úy, đô nguyên súy còn khuyết, hành khiển các quan khác mười phần mới đươc một hai. Vì thế ta nhún mình tỏ lòng thành thực, khuyên các bực hào kiệt đều nên cùng nhau gắng sức, cứu đỡ muôn dân, đừng có kín tiếng giấu tài, khiến thiên hạ phải hãm trong lầm than mãi mãi. Hoặc có người cao tiết như Tứ hạo gia độn như Tử Phòng, cũng hãy nên vì dân cứu nạn, đợi khi thành công rồi có muốn được thỏa chí xưa, lại về rừng núi thì ta cũng không ngăn giữ.
a) phương thức biểu đạt chính?
b) nội dung chính của văn bản trên?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Làm được một việc tốt quả là không dễ dàng, vì vậy cả đời làm việc tốt chứ không làm việc xấu, điều đó thật càng khó khăn. Một con người có thể làm được điều đó hay không còn tùy thuộc vào tố chất tổng hợp của cá nhân con người đó.
Con người có tri thức, có kĩ năng sống cơ bản là sẽ làm được việc, nhưng không phải vì thế mà sẽ làm được việc tốt. Một người có thể làm được những việc tốt, những việc có lợi cho mọi người hay không, điều quan trọng là phải xem người đó có lí tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và có thói quen hành vi tốt hay không. Vì thế, gốc rễ của chân lí làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người.
(Cha mẹ tốt, con cái tốt, Dương Minh Hào,NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Một người có thể làm được những việc tốt, những việc có lợi cho mọi người hay không, điều quan trọng là phải như thế nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/ Chị hiểu như thế nào về từ “gốc rễ” trong câu “Vì thế gốc rễ của chân lí làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người”?
Lập dàn ý cho đề bài sau: Qua lời di chúc của Vua Trần Nhân Tông :" Nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không được để lọt vào tay người khác." Em hãy trình bày suy nghĩ của bản thân về dặn của nhà vua Trần Nhân Tông.