Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm lớn của văn học dân tộc. Một trong những đặc điểm quan trọng của Truyện Kiều là sự kết hợp nhuần nhuyễn tính dân gian và tính bác học. Đặc điểm này đã tạo nên giá trị và tính phổ biến của tác phẩm, làm cho Truyện Kiều được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân từ đời này sang đời khác. Chất dân gian trong Truyện Kiều bộc lộ qua cách nói, cách cảm và cách nghĩ của Nguyễn Du, của người tường thuật cũng như của các nhân vật trong tác phẩm. Tìm hiểu chất dân gian c...
Đọc tiếp
Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm lớn của văn học dân tộc. Một trong những đặc điểm quan trọng của Truyện Kiều là sự kết hợp nhuần nhuyễn tính dân gian và tính bác học. Đặc điểm này đã tạo nên giá trị và tính phổ biến của tác phẩm, làm cho Truyện Kiều được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân từ đời này sang đời khác. Chất dân gian trong Truyện Kiều bộc lộ qua cách nói, cách cảm và cách nghĩ của Nguyễn Du, của người tường thuật cũng như của các nhân vật trong tác phẩm. Tìm hiểu chất dân gian của Truyện Kiều sẽ giúp chúng ta hiểu thêm vì sao tác phẩm của Nguyễn Du trường tồn qua thời gian, gần gũi với công chúng và được yêu mến rộng rãi. Kết thúc Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh.
“Lời quê”ở đây có thể hiểu là cách nói khiêm tốn của Nguyễn Du, nhưng đồng thời cũng có thể hiểu là ông nói thực khi không làm thơ bằng chữ Hán mà bằng chữ Nôm, khi không sử dụng những thể thơ tứ tuyệt hay thất ngôn với niêm luật chặt chẽ mà dùng thể thơ lục bát mà chắc chắn cho đến lúc đó vẫn còn được xem là tiếng nói của người dân quê. Việc chọn thể thơ lục bát để kể lại Kim Vân Kiều truyện đã đưa tác phẩm của Nguyễn Du vào hàng các truyện Nôm và vì vậy ngay từ đầu nó đã mang chất dân gian rất rõ. __________________________________________________________
1. Hãy xác định phương thức liên kết trong đoạn văn trên?
2. Nội dung của đoạn trích trên là gì?
3. Quan đoạn trích trên, bạn hiểu được những thông tin gì về tác phẩm Truyện Kiều
4. Căn cứ vào nội dung của đoạn trích, em thấy đoạn này phù hợp với phần Mở bài hay Kết bài trong cấu trúc của bài văn, vì sao?