Phần I (6 điểm). Trong truyện ngắn “Chuyện người con gái Nam Xương”, có đoạn:– Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Xum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.(Theo SGK/ Ngữ văn 9/ Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)Câu 1. Đoạn trích trên là...
Đọc tiếp
Phần I (6 điểm). Trong truyện ngắn “Chuyện người con gái Nam Xương”, có đoạn:
– Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Xum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
(Theo SGK/ Ngữ văn 9/ Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1. Đoạn trích trên là lời của ai, nói ra trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói đó, em hiểu được gì về nhân vật “thiếp”?
Câu 2. Đoạn ngữ liệu trên có được coi là lời dẫn trực tiếp không? Vì sao?
Câu 3. Một trong những đặc điểm của truyện trung đại là sử dụng câu văn biền ngẫu. Hãy ghi lại một câu văn biền ngẫu có trong đoạn ngữ liệu trên.
Câu 4. Dựa vào văn bản trên, viết đoạn văn khoảng 12 câu, theo cách trình bày quy nạp, làm rõ nhận xét sau: Truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ đã cho ta thấy giữa cái xã hội đầy nhiễu nhương, vẻ đẹp của con người như những tia sáng lấp lánh chiếu rọi khắp nhân gian.Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và câu có lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chú thích rõ câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp).