lX là hỗn hợp của 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng HTTH. Cho 6,2g X tan hết trong H2O sau khi phản ứng kết thúc thì thấy khối lượng dung dịch tăng 6g. Xác định 2 kim loại và tính m, %m mỗi kim loại trong X
Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có khối lượng là 8,5g. Cho X phản ứng hết với nước cho ra 3,36 lít khí H2 (đktc).
a, Xác định 2 kim loại và tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b, Thêm vào 8,5g hỗn hợp X trên, 1 kim loại kiềm thổ D được hỗn hợp Y, cho Y tác dụng với nước thu được dung dịch E và 4,48 lít khí H2 ( đktc). Cô cạn dung dịch E ta được chất rắn Z có khối lượng là 22,15g. Xác định D và khối lượng của D.
đun nóng m gam kim loại M có hóa trị không đổi trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được oxit có khối lượng 1,25m gam .Để hòa tan hết lượng oxit trên cần 200 g dung dịch H2SO4 19,6% thu được dung dịch X .Xác định kim loại M .Tính nồng độ phần trăm C% của chất tan có trong dung dịch X
Cho m gam hỗn hợp Ca và Mg cháy hoàn toàn trong lượng vừa đủ 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm O2, Cl2 có tỉ khối so với H2 là 29. Khi pứ kết thúc thu đc 31,8 g sản phẩm rắn gồm các oxit và muối clorua của 2 kim loại. Xác định giá trị m. Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu
hòa tan hết 8.92 g một hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn hóa học vào nước được dung dịch X và 3.024 l H2. Nếu cho toàn bộ X tác dụng với 20 ml dung dịch Na2SO4 1M thì sau phản ứng lượng Na2SO4 còn dư.
a) Xác định tên 2 kim loại kiềm.
b) Tính VHCl cần dùng để trung hòa hết lượng Na2SO4 còn dư trong dung dịch X.
X, Y là hai kim loại có electron cuối cùng là 3p1 và 3d6.
1. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định tên hai kim loại X, Y.
2. Hòa tan hết 8,3 gam hỗn hợp X, Y vào dung dịch HCl 0,5M (vừa đủ), ta thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng thêm 7,8 gam. Tính khối lượng mỗi kim loại và thể tích dung dịch HCl đã dùng.
(bài này tương tự bài nãy thì bn giải hộ luôn đi )
Cho 14,8 gam hỗn hợp rắn X gầm kim loại M (hoá trị II), oxit kim loại M, muối sunfat của M hoà tan trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được dung dịch (A) và 4,48 lít ̣̣(đctc). Cho NaOH dư vào dung dịch (A) thu được kết tủa (B). Nung (B) ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đôi thì còn lại 14 gam chất rắn. Mặt khác, cho 14,8 gam hỗn hợp (X) vào 0,2 lí dung dịch CuSO4 2M. Sau khi kết thúc phản ứng, tách bỏ chất rắn, đem phần dung dịch cô cạn đến hết nước thì còn lại 62 gam chất rắn
a) Xác định kim loại M
b) Xác định phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp (X)
Cho 15g hỗn hợp X gồm 2 kim loại nhôm và R (kim loại R đứng trước hidro trong dãy hoạt đọng hoá học) tác dụng với 1 lít dung dịch hỗm hợp HCl x(M) và H2SO4 y(M) (với x=3y) thu đc 8,4 lít khí H2 ở đktc, dung dịch Y và 2,55g kim loại ko tan. Tính khối lượng muối khan thu đc khi cô cạn dd Y