Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Diệu Linh

Lâu rồi chưa lên học 24h , hì. Có bn nào thi KSCL đầu năm vào lớp 8 chưa , nêu các bn thi oy thì gửi cho mik cái đề thi nhé .

Xin chân thành cảm ơn các bn nhiều lắmvuiBài tập Ngữ văn

Nguyễn Thị Hồng Nhung
18 tháng 8 2017 lúc 14:36

Câu 1: (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới

(1) Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. (2) Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. (3) Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

(Theo Ngữ văn lớp 8, tập 1 trang 6)

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

b) Nêu nội dung đoạn văn?

c) Ý nghĩa của phép so sánh trong câu 2?

Câu 2: (7 điểm)

Tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Em hãy chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí đó.

Tham khảo nhé

Mai Hà Chi
18 tháng 8 2017 lúc 16:44

Câu 1 (2,0 điểm):

Câu đặc biệt trong các câu sau có tác dụng gì?

a) Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của Bác Tài Phán từ từ trôi.

b) Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo, tiếng vỗ tay.

c) “Trời ơi!” cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.

d) An gào lên:

– Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!

– Chị An ơi

Câu 2 (3,0 điểm):

Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong 2 bài ca dao sau?

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Câu 3 (5,0 điểm):

Giải thích điều nhắn nhủ trong câu ca dao sau:

Nhiễu điều phủ lấy giá giương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.


Các câu hỏi tương tự
Phương Thảo
Xem chi tiết
Tường Vy
Xem chi tiết
Lê Thanh Vy
Xem chi tiết
Hoàng Như Uyên
Xem chi tiết
nguyen thi thao
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Miinhhoa
Xem chi tiết
Harry Huyền
Xem chi tiết
Linh đang nhớ Thảo:))
Xem chi tiết