Văn mẫu lớp 7

Nguyễn Thị Bình Yên

Lập ý cho đề văn Chớ nên tự phụ

♬ ♪ ♥ Izanami ♥ ♪♫
23 tháng 1 2017 lúc 20:55


1. Xác định luận điểm:
Cho đề bài: Chớ nên tự phụ.
- Tự phụ là một thói xấu của con người.
- Đức tính khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì sự tự phụ có hậu quả ngược bấy nhiêu.
- Những luận điểm phụ:
+ Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai.
+ Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.
+ Tự phụ khiến cho mọi người xa lánh, chê trách.
2. Tìm luận cứ:
- Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình.
- Người ta khuyên chớ nên tự phụ bởi làm như vậy:
+ Mình không biết mình.
+ Bị mọi người khinh ghét.
- Tự phụ có hại:
+ Cắt đứt quan hệ của mình với người khác.
+ Việc làm của mình không có sự hợp tác của mọi người dễ dẫn đến sai lầm và không hiệu quả.
+ Gây nên nỗi buồn cho chính mình.
+ Khi thất bại thường tự ti.
- Tự phụ có hại cho:
+ Chính người tự phụ.
+ Với mọi quan hệ khác.
- Các dẫn chứng:
+Nên lấy từ thực tế trường lớp, hoàn cảnh quanh mình.
+ Tự xét những lúc mình đã tự phụ.
+ Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo. Chẳng hạn, ở truyện cổ tích:
Đại phú Thạch Sùng thiếu mảnh vỡ của nồi đất kho cá bát sành mà cơ nghiệp lẫn thân xác đi đời. Chưa đậu ông Nghè đã đe hàng tổng cho nên biến thành cọp dữ...
3. Xây dựng lập luận:
Nên bắt đầu tự việc định nghĩa tự phụ là gì. Tiếp đó làm nổi bật một số nét tích cách cơ bản của kẻ tự phụ. Sau đó mới nói tác hại của nó.

Bình luận (1)
Hoàng Nguyễn Phương Linh
23 tháng 1 2017 lúc 21:04

1. Xác lập luận điểm

Chớ nên tự phụ vừa là đề bài, vừa là luận điểm chính của bài.

2. Tìm luận cứ

Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác)

Tác hại của tự phụ

Làm cho mọi người xa lánh mình

Dễ thất bại trong công việc

Dẫn chứng minh họa

Sự cần thiết phải từ bỏ tính tự phụ

3. Xây dựng lập luận

Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ.

Suy ra tác hại của tự phụ.

Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.

Bình luận (0)
Ánh Dương Hoàng Vũ
23 tháng 1 2017 lúc 21:10
1. Xác định luận điểm: - Tự phụ là một thói xấu của con người. - Đức khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì sự tự phụ lại hôi xấu nhân cách bấy nhiêu. - Những luận điểm phụ: + Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai. + Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác. + Tự phụ khiến cho hản thân bị chê trách, bị mọi người xa lánh. 2. Tìm luận cứ: - Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cá người trên mình. - Người ta khuyên chớ nên tự phụ hỏi làm như vậy: + Mình không biết mình. + Bị mọi người khinh ghét. - Tự phụ có hại: + Cô lập mình với người khác. + Hoạt động của mình bị hạn chế không có sự hợp tác dỗ dẫn đen sai lầm và không hiệu quả. + Gây nên nỗi buồn cho chính mình. + Khi thất hại thường tự ti. - Tư phụ có hại cho: + Chính cá nhân người tự phụ. + Với mọi người quan hệ với anh ta (chị ta). - Các dẫn chứng: + Nên lấy từ thực tế trường lớp, môi trường quanh mình. + Có lúc mình đã tự phụ. + Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo: Chẳng hạn trong truyẽn Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nhân vật Ngụy Diên ỷ thế là tướng giỏi đã cưỡi ngựa ra trước ba quân và hét lên đắc chí: “Ai dám chém đầu ta”. Trong lúc cứ gào lên như vậy thì đầu hắn đã bị một nhát chém hất ngờ từ một viên tướng quân của hắn. 3. Xây dựng lập luận: Nên bắt đầu từ việc định nghĩa: tự phụ là gì? Tiếp đó làm nổi bật một số tinh cách cơ bản của kẻ tự phụ. Sau đó mới nói tác hại của nó.

Bình luận (0)
Phương Trâm
23 tháng 1 2017 lúc 21:45

Lập ý cho đề văn Chớ nên tự phụ

1. Xác lập luận điểm:

- Chớ nên tự phụ là luận điếm của bài viết vì nó thể hiện tư tưởng, thái độ của con người đối với tính tự phụ.

2. Tìm luận cứ:

- Để lập luận cho tư tưởng “chớ nên tự phụ”, chúng ta cần nêu lên những luận cứ sau:

+ Tự phụ là gì? (tự phụ là tự đánh giá cao khả năng của mình, từ đó hay coi thường mọi người).

+ Vì sao khuyên chớ nên tự phụ? (vì thói tự phụ gây ra nhiều tác hại).

+ Tự phụ có hại như thế nào?

+ Tự phụ có hại cho ai?

3. Xây dựng lập luận:

Với đề bài trên, chúng ta có thể luận luận bằng cách dẫn dắt người đọc đi từ việc định nghĩa tự phụ là gì, rồi suy ra tác hại của nó.

Bình luận (0)
Jessica Phương Anh Ðào
14 tháng 1 2018 lúc 19:49

Trong xã hội ngày nay luôn tồn tại những đức tính tốt và xấu, có thể nói tự phụ là một thói xấu phổ biến ở xã hội. Thế, vì sao chúng ta không được tự phụ? Mình chỉ viết tới đây thôi còn đoạn sau bạn tự suy nghĩ và đưa ra câu trả lời cho mình nhé!thanghoa

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Heo Rypa
Xem chi tiết
Đào Thùy Trang
Xem chi tiết
Đỗ Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Đỗ Thuỳ Linh
Xem chi tiết
nguyễn duy đào
Xem chi tiết
Lê Hằng Phương
Xem chi tiết
trần phương hoài
Xem chi tiết
Yến Nhi Phạm Trần
Xem chi tiết
Công Tài
Xem chi tiết