Với đề ''Không được chủ quan, kiêu ngạo'', có thể lập luận theo quan hệ tổng phân hợp như sau:
Mở bài: Không được chủ quan, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình.
Thân bài:
Thói huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo vẫn thường thấy trong thực tế.
Tác hại của thói huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo.
Phải cố gắng khiêm tốn, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của mình.
Kết bài: Hiểu biết của con người hạn hẹp, cần phải không ngừng mở rộng hiểu biết và khiêm tốn học hỏi.
À đây tớ làm trong vở rồi :
* Lập luận cho luận điểm " Không được chủ quan, kiêu ngạo " của bài Ếch ngồi đáy giếng :
- Tự phụ, chủ quan dẫn đến sự lầm tưởng, coi mình là trên hết
- Người tự phụ, chủ quan sẽ không chịu chủ động quan sát, học hòi -> dẫn đến yếu kém, khó thành công
- Va vào thực tế, sự yếu kém kia sẽ dẫn đến thất bại thảm hại
Dựa vào những ý này bạn có thể làm cx đc :
- Kiêu ngạo , chủ quan luôn luôn dẫn đến cho chúng ta những sai lầm , coi mình là hơn cả
- Những người có tính chủ quan kiêu ngạo như con ếch trong chuyện sẽ coi mình là giỏi giang nên không coi ai ra gì , cho là mình cái gì cũng biết nên sẽ không chịu tìm tòi và học hỏi dễ dẫn đến những thất bại không thể lường trước được .
- Có thế lấy vài VD về tính chủ quan và kiêu ngạo ........ ( tự tìm )
- Bài học : Chúng ta cần phải học hỏi nhiều điểu để mở rộng tầm nhìn , tầm hiểu biết của mình
=> Chúng ta không nên sống với thói chủ quan , kiêu ngạo mà cần cố gắng học hỏi nhiều điều .
mk ngu văn nên viết đc thế này thôi có j sai thì mk xl bn nhiều nhé :)
Luận điểm: Không được chủ quan, kiêu ngạo ( trong bài Ếch ngồi đáy giếng ).
Lập luận:
Đối với tôi, câu nói : " Không nên chủ quan, kiêu ngạo " là rất đúng. Khi chủ quan, chúng ta sẽ lơ là đến mọi việc, không tập trung, và tâm trạng, tư tưởng bao giờ cũng nghĩ rằng mình là giỏi, mình là nhất. Giống như chú ếch trong câu truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng", nó quá kiêu ngạo, không quan tâm đến những thứ xung quanh. Các bạn học sinh giỏi thường chủ quan những bài dễ, mà làm sai. Khảo sát cho thấy, đến 90% thần đồng thường không thành công cho sự ngiệp, bởi họ quá tự tin vào bản thân của mình, mà không chịu học hỏi, hay tìm hiểu những kiến thức xung quanh, từ mọi người. Không nên chủ quan, kiêu ngạo, nếu vậy sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Và hãy rút kinh nghiệm từ người đi trước, chịu học hỏi những điều xung quanh, xã hội. Có vậy, ta mới loại bỏ được tính kiêu ngạo, và huênh hoang, chứ đừng để một con trâu đi ngang qua dẫm bẹp như con ếch.
p/s: Đừng có coi mình là cái rốn của vũ trụ.
@Linh Phương, @Nguyễn Trần Thành Đạt, @Đỗ Hương Giang, @Trần Ngọc Định, @Bình Trần Thị và các bạn khác jup t
Mở bài: Không được chủ quan, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình.
Thân bài:Thói huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo vẫn thường thấy trong thực tế.Tác hại của thói huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo.Phải cố gắng khiêm tốn, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của mình. Kết bài: Hiểu biết của con người hạn hẹp, cần phải không ngừng mở rộng hiểu biết và khiêm tốn học hỏi.