Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
trần phương hoài

lập dàn ý cho bài chứng minh nói dối có hại cho bản thân

Dạ Nguyệt
1 tháng 3 2017 lúc 21:20

I- MỞ BÀI

– Dẫn dắt vào vấn đề

– Khẳng định: Nói dối có hại cho bản thân

II- THÂN BÀI

Giải thích: Thế nào là nói dối? Vì sao có người hay nói dối?

Chứng minh: Nói dối là một thói xấu, có hại cho bản thân.

– Lí lẽ: Nói dối có hại như thế nào?

Dẫn chứng:

+ Những câu chuyện trong văn chương.

+ Trong thực tế.

III- KẾT BÀI

Nói dối có hại cho. Cần rèn luyện tính trung thực.


Nguyễn Bi Linh Khoa
1 tháng 3 2017 lúc 21:30

I.Mở bài
Nói dối là một đức tính xấu có hại cho chúng ta lẫn người khác
Một người luôn nói dối sẽ bị mọi người coi thường và mất danh dự
Từ xa xưa ông cha ta đã có câu danh ngôn nhằm khuyên răn nhưng người nói dối như :
“Chẳng ai tin tưởng người dối trá cho dù họ nói sự thật”
II.Thân bài
1) Giải thích
Nói là hoạt động dùng miệng để truyền thông tư, ý nghĩ, thông tin cho người khác. Dối là dối trá, sai sự thật, giấu giếm. Nói dối là nói những chuyện sai trái, không phải sự thật để che giấu một chuyện gì đó
Bằng cách ghép hai chữ trên lại khuyên chúng ta rằng khi nói cần phải thật thà thì người khác mới tin tưởng, còn nói dối thì sẽ bị người khác coi thường, ganh ghét và rất khó gần gũi với mọi người xung quanh
Chính vì vậy chúng ta không được nói dối
2) Chứng minh
a)Trong cuộc sống
Bạn bè, người thân thật thà thì chúng ta mới ngoan, thành thật, còn ngược lại nếu ta quen thói nói dối thì sẽ rất khó bỏ, dễ bị hư hỏng
b)Ngoài xã hội
Nếu chúng ta thường nói dối thì sẽ ngày càng quen miệng gặp ai cũng dối trá
Vì thế mà chúng ta phải trung thực, suy nghĩ trước khi nói thì sớm muộn cũng được người khác yêu mến
Giống như câu:“ Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”
c)Trong văn học
Chúng ta đã đọc câu truyện “Chú bé chăn cừu”.Chú bé đang chăn cừu thì la làng có sói nhưng khi dân làng đến chẳng có gì. Một lần nữa cậu cũng la lên như vậy khiến dân làng chẳng còn tin cậu nữa. Đến lúc có sói thật thì không ai đến giúp và sói đã ăn hết đàn cừu của cậu.
Ở lớp hai, ta có hoc qua bài: “Bác sĩ sói”.Có một con sói muốn ăn thịt con ngựa bẹn giả làm bác sĩ đến gợi chuyện.Ngựa biết sói là con vật gian dối nên nhờ “bác sĩ” sói xem giùm chân. Ngay lúc sói cúi xuống định cắn chân ngựa thì ngựa đã đá tung sói đi xa thật xa
Tóm lại nhũng người gian dối sẽ không có kết thúc tốt đẹp
d)Trong lịch sử
Từ xa xưa, ông cha ta đã sáng tác ra nhiều ca dao về tính nói dối như:
Giấu đầu lòi đuôi
Đi đêm có ngày gặp ma
Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng …
Nhũng câu thơ trên khuyên chúng ta phải thành thật, trung thực và ngay thẳng
e)Liên hệ bản thân
Là học sinh em phải biết thế nào là hay, tốt để học tập, tránh xa những người hay nói dối
III.Kết bài
Là đức tính xấu không nên đua theo đễ hại mình
Em hứa sẽ không bao giờ nói dối
“Cây ngay không sợ chết đứng”

Trần Ngọc Định
1 tháng 3 2017 lúc 21:29
Trên đời này, mọi sự việc, hành động đều có hai mặt của vấn đề : có lợi và có hại. Thí dụ hành động bắn súng, nếu bắn vào quân thù thì là hành động tốt, có lợi. Nhưng nếu bắn vào người vô tội thì là hành động xấu, có hại.

Nói dối cũng vậy, tùy theo trường hợp, mục đích, trình độ và cách sử dụng của người nói, nó sẽ có thể đem lại lợi ích cho người nói, người nghe hoặc những người khác. Hoặc ngược lại nó sẽ gây tác hại.

Có nhiều trường hợp rất cần đến lời nói dối. Thí dụ : gặp một bệnh nhân nặng sắp chết, ta có thể nói dối để an ủi như "em không sao đâu, ráng chịu đựng một chút rồi sẽ qua khỏi, đừng sợ". Hay gặp một người quá xấu thì ta cũng có thể an ủi "Đừng lo quá, em cũng không đến nỗi nào, vả lại người ta chủ yếu đánh giá con người qua phẩm hạnh, khả năng chứ sắc đẹp thì ăn thua gì".

Hơn nữa, nói dối còn cần thiết trong các trường hợp để bảo vệ Quốc gia, bảo vệ bí mật của người khác, ....

Có khi nói dối để làm vừa lòng người khác cũng giúp cho ta có được cảm tình của mọi người và gần gũi hơn với họ, giúp cho công việc hàng ngày của ta thuận lợi hơn và dễ dàng đạt kết quả.

Vấn đề chủ yếu ở đây là ta phải biết nói dối đúng nơi, đúng lúc, nói dối vừa phải, không lạm dụng. Không nói dối để làm hại người khác (trừ trường hợp họ là quân thù, cần phải diệt trừ).

Nếu thực hiện được như trên thì nói dối sẽ có ích cho bản thân ta và cho người xung quanh.

Tuy nhiên, nếu ta lạm dụng việc nói dối chỉ để phục vụ lợi ích cá nhân một cách ích kỷ, bất kể đến quyền lợi của người khác, hoặc nói dối một cách vô tội vạ thì sớm muộn gì cũng sẽ bị phát hiện và khi đó không còn ai có thể tin vào mình nữa dẫn đến mọi người ghét bỏ, lánh xa.

Ngoài ra, nói dối cũng cần phải có trình độ, nghĩa là phải biết cách nói dối đúng lúc, đúng mức độ, phối hợp giữa sự thật và hư cấu một cách nhuần nhuyễn mới tạo được lòng tin của người nghe và mới thành công. Nhiều người kém trình độ, thiếu suy nghĩ, nói dối không có cơ sở, xa rời sự thật, thậm chí trở thành lố bịch dễ bị phát hiện và gây tác hại ngược lại cho bản thân mình.

Nói tóm lại, nếu nói rằng "nói dối luôn luôn có hại cho bản thân" thì đây chính là một lời nói dối trắng trợn, trơ trẻn nhất. Bởi vì, trên đời này chắc chắn không có ai từ nhỏ đến lớn mà chưa từng một lần nói dối.( Ai dám vỗ ngực cho rằng mình không hề nói dối bao giờ?)

(Cần nói thêm, chẳng hạn ở Trường học, khi ta cần làm một bài văn nêu cảm tưởng, ý kiến về một vấn đề, một câu nói nào đó mà trong thâm tâm ta có những bất đồng ý, hay muốn phản bác thì trên bài viết ta cũng vẫn phải tán dương theo ý kiến của đa số đã được hướng dẫn, như vậy ta mới hy vọng đat điểm cao. Đây chính là một thí dụ điển hình của việc nói dối đem lại lợi ích thiết thực cho bản thân còn nói thật mới làm hại cho mình.).

Các câu hỏi tương tự
nguyễn hồng ngọc
Xem chi tiết
trần phương hoài
Xem chi tiết
Hoàng Huy Trần
Xem chi tiết
lê thị thanh hằng 23
Xem chi tiết
Thiều Anh Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Nhật Tiên Tiên
Xem chi tiết
BẠN LÀ NHẤT!!!
Xem chi tiết
Trương Thị Hương Giang
Xem chi tiết
_ Yuki _ Dễ thương _
Xem chi tiết