Phân tích cả bài được ko bn?
I. Mở bài: giới thiệu bài thơ “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy
Trăng luôn là đề tài muôn thơ của các nhà thơ, thơ văn,…. Đối với Nguyễn Duy cũng thế, vào năm 1975 ông đã sang tác một bài thơ với tên gọi là “ Ánh trăng”. Bài thơ như thể hiện nỗi lòng và tình cảm của tác giả về cuộc sống trước và sau khi thay đổi về cuộc sống và nơi ở. “ Ánh trăng” cũng là lời tâm sự của tác giả về nỗi lòng giấu kín trong lòng bấy lâu.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
a. Tác giả:
- Tên thật là Nguyễn Duy nhuệ
- Quê ở Thanh Hóa
- Ông nhận được rất nhiều giải thưởng về tác phẩm của mình
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ Cát trắng (1973)
+ Ánh trăng (1978)
+ Đãi cát tìm vàng (1987)
+ Mẹ và em (1987)
+ Đường xa (1989)
+ Quà tặng (1990)
+ Về (1994)
+ Bụi (1997)
b. Tác phẩm:
- Được sáng tác năm 1975
- Bài thơ ca người ánh trăng tri kỉ tuổi thơ
2. Phân tích bài thơ
a. Cảm nhận về ánh trăng quá khức
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
- Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm thời thơ ấu
- Con người ở đó chân thật, giản dị
- Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm, những hoạt động không thể nào quên được của người lính trong cuộc chiến tranh ác liệt
=> Trăng là tri kỉ, trăng chung thủy, nghĩa tình
b. cảm nghĩ về ánh trăng hiện tại
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
- Vầng trăng nay khồng còn là tri kỉ
- Sự gặp nhau trong giây phút tình cờ
- Ánh trăng đánh thức những kĩ niệm đã chôn dấu từ lâu
- Nhận thấy được sự thay đổi của con người
=>Khi cuộc sống thay đổi thì con người cũng thay đổi
III. Kết bài:
Nêu cảm nhận về bài thơ Ánh trăng
– Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” – người khách qua đường xa lạ
+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt
-Tác giả vội vàng “bật của sổ” như thể mời một vị khách quý tới nhà, sợ mình chậm trễ người khách sẽ bỏ về.
– Câu thơ dưng dưng – lạnh lùng – nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Vì những con người trong cuộc sống hiện tại dường như bị giá trị vật chất cuốn mình đi,.Con người quên đi giá trị tinh thần và ngày càng lạnh lùng, thờ ơ với nhau.
– Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. – Vầng trăng vẫn là một vầng trăng tròn đầy như hồi thơ bé tác giả nhìn thấy nhưng chỉ con người là đã thay đổi.
-Tác giả và vầng trăng như một người bạn tri kỷ, hình ảnh ánh trăng tròn đầy tỏa sáng đã khiến cho chúng ta những con người đang quay quần trong cuộc sống thường nhật phải bừng tỉnh nhìn lại chính mình.
-Tác giả đã vô cùng xúc động khi gặp lại ánh trăng một hình ảnh quen thuộc gắn bó từ khi còn nhỏ.
– Lúc này những câu thơ dường như hối hả hơn khiến cho người đọc cũng cảm thấy nghẹn ngào trong từng câu chữ
-Niềm vui khôn tả tác giả cảm giác mình đang được trở về hồi thơ bé