Giả sử có 1 mol Cl2
\(Cl_2+NaOH\rightarrow NaClO+NaCl+H_2O\)
1________2________1________1_________
\(V_{dd_{NaOH}}=\frac{1}{2}=0,5\left(l\right)\)
\(\rightarrow CM_{NaClO}=CM_{NaCl}=\frac{1}{0,5}=2M\)
Giả sử có 1 mol Cl2
\(Cl_2+NaOH\rightarrow NaClO+NaCl+H_2O\)
1________2________1________1_________
\(V_{dd_{NaOH}}=\frac{1}{2}=0,5\left(l\right)\)
\(\rightarrow CM_{NaClO}=CM_{NaCl}=\frac{1}{0,5}=2M\)
Cho 8 g MgO tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2 SO 4 nồng độ 1M.
a) Viết phương trình hóa học xảy ra .
b) Tính thể tích dung dịch H 2 SO 4 nồng độ 1M cần dùng .
c) Tính khối lượng muối thu được và nồng độ mol của dung dịch muối thu được ( Giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,25M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. tính giá trị của V
Cho 11,2g một kim loại X phản ứng với 200ml dung dịch HCl 2M thu được muối của kim loại hóa trị II
a)Xác định kim loại X.
b)Tính CM dung dịch sau phản ứng
Khí A thu được khi cho 87 gam MnO2 tác dụng với axit clohiđric đặc, dư. Dẫn A
vào 500ml dung dịch NaOH 5M (D = 1,25 g/lml), thu được dung dịch B. Tính nồng
độ phần trăm, nồng độ mol của các chất trong dung dịch B. Biết thể tích dung dịch
thay đổi không đáng kể.
Hòa tan hỗn hợp Al - Cu bằng dung dịch HCl cho tới khi khí ngừng thoát ra thấy còn lại chất rắn X. Lấy a gam chất rắn X nung trong không khí tới phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,36 a gam oxit. Hỏi Al bị hòa tan hết hay không?
a. Không dùng chất chỉ thị màu, chỉ dùng một hóa chất hãy nhận biết các dung dịch loãng đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt sau: BaCl2, NaCl, Na2SO4, HCl. Viết các phương trình hóa học.
b. Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học trong hai trường hợp sau:
- Sục từ từ khí cacbonic vào dung dịch bari hiđroxit đến dư.
- Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaOH loãng có chứa một lượng nhỏ phenolphtalein.
Câu 17: Thể tích dung dịch NaOH 1M để tác dụng hoàn toàn với 2,24 lít khí clo (đktc) ở điều kiện
thường là
A. 50 ml. B. 200 ml. C. 100 ml. D. 150 ml.
Câu 18: Người ta cần dùng 7,84 lít khí CO (đktc) để khử hoàn toàn 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp trước phản ứng là:
A. 20% CuO và 80% Fe2O3. B. 40% CuO và 60% Fe2O3.
C. 80% CuO và 20% Fe2O3. D. 60% CuO và 40% Fe2O3.
Câu 19: Cho 2,24 lít H2 tác dụng với 0,672 lít khí Cl2 rồi hòa tan sản phẩm vào 19,27 gam nước được dung dịch A. Biết các thể tích khí đo ở đktc. Nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch A là
A. 10,21%. B. 5,38%. C. 12,21%. D. 11,36%.
Câu 20: Nung hỗn hợp 8,4 gam sắt và 3,2 gam lưu huỳnh trong môi trường không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 3M phản ứng vừa đủ với A thu được hỗn hợp khí B. Thể tích dung dịch HCl 3M đã tham gia phản ứng là
A. 200 ml. B. 300 ml. C. 150 ml. D. 100 ml.
Câu 21: Cho 2,24 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 2M. Khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng là
A. 10,6 gam. B. 21,2 gam. C. 8,4 gam. D. 10 gam.
Câu 22: Trộn 200 gam dung dịch NaOH 10% với 150 gam dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch X. Trong X chứa chất tan Y, chất Y làm đổi màu quỳ tím (ẩm). Nồng độ phần trăm của Y trong dung dịch X là
A. 2,29%. B. 0,730%. C. 2,19%. D. 1,46%
Câu 23: Cho 448 ml khí CO2 tác dụng với 20 gam dung dịch NaOH 6% thu được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của muối trung hòa trong dung dịch A là
A. 6,12%. B. 5,08%. C. 10,20%. D. 4,02%.
Câu 24: Cho 2 kim loại Fe và Cu tác dụng với khí clo dư thu được 59,5 gam hỗn hợp muối. Cũng lượng hỗn hợp trên cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl 10% thu được 25,4 gam muối. Phần trăm theo khối lượng của Cu trong hỗn hợp là
A. 69,57%. B. 30,43%. C. 53,33%. D. 46,67%
Câu 25: Cho hỗn hợp khí A gồm CO và CO2 đi vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 1 gam chất kết tủa màu trắng. Nếu cho hỗn hợp khí này đi qua CuO dư thì thu được 0,64 gam kim loại màu đỏ. Thành phần phần trăm theo thể tích của CO trong hỗn hợp là
A. 50%. B. 40%. C. 55%. D. 60%.
Câu 26: Cho 6,72 lít khí clo (đktc) tác dụng với H2 dư. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào nước thu được 200 ml dung dịch A. Nồng độ mol của dung dịch A là
A. 1,5M. B. 0,3M. C. 0,15M. D. 3M.
Câu 27: Cho 34 gam hỗn hợp bột CaCO3 và CaSO4 tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc). Phần trăm theo khối lượng của muối sunfat trong hỗn hợp là
A. 35,29%. B. 29,41%. C. 70,59%. D. 75,09%.
Câu 28: Cho 16,8 gam kim loại A phản ứng hết với khí clo dư tạo thành 48,75 gam muối. Kim loại A là
A. Mg. B. Ag. C. Cu. D. Fe.
Câu 29: Cho 10 lít (ở đktc) hỗn hợp khí A gồm N2, CO và CO2 đi qua một lượng dư nước vôi trong, rồi qua đồng(II) oxit dư đốt nóng thì thu được 5 gam kết tủa và 3,2 gam đồng. Phần trăm theo thể tích của khí N2 trong hỗn hợp A là
A. 77,6%. B. 76,6%. C. 60%. D. 61%.
Câu 30: Cho 10 gam dung dịch muối sắt clorua 12,7% tác dụng với dung dịch bạc nitrat dư thì thu được 2,87 gam kết tủa. Công thức hóa học của muối sắt đã dùng là
A. FeCl2. B. FeCl. C. FeCl3. D. Fe3Cl.
Câu 31: Nung nóng 50,6 gam hỗn hợp A gồm CaCO3 và Na2CO3 đến phản ứng hoàn toàn. Toàn bộ khí CO2 thu được dẫn vào nước vôi trong dư thu được 40 gam kết tủa. Phần trăm theo khối lượng Na2CO3 trong A là A. 40,95% . B. 20,95%. C. 79,05%. D. 59,05%.
Cho m gam hỗn hợp gồm \(K_2CO_3\) và \(KHCO_3\) tác dụng vừa đủ với 27,375 gam dung dịch \(HCl\) 20%. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí \(CO_2\) (đktc)
a, Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b, Tính khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu.
c, Tính nồng độ phần trăm của dung dịch chất thu được sau phản ứng.
Hòa tan hoàn toàn 11g hỗn hợp Fe và Al cần dùng 400ml dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 8,96 lít khí H2 thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn a) % khối lượng hỗn hợp kim loại ban đầu b) nồng độ mol dd HCl đã dùng c)nồng độ mol các muối sinh ra