Chương III. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
I love you

a. Không dùng chất chỉ thị màu, chỉ dùng một hóa chất hãy nhận biết các dung dịch loãng đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt sau: BaCl2, NaCl, Na2SO4, HCl. Viết các phương trình hóa học.

b. Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học trong hai trường hợp sau:

- Sục từ từ khí cacbonic vào dung dịch bari hiđroxit đến dư.

  - Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaOH loãng có chứa một lượng nhỏ phenolphtalein.  

hóa
13 tháng 3 2016 lúc 12:29

a. - Trích mẫu thử: Lấy ở mỗi lọ một lượng nhỏ ra ống nghiệm để nhận biết.

- Lấy dung dịch Na2CO3 cho vào mỗi ống trên:

+ Xuất hiện kết tủa trắng \(\Rightarrow\) Nhận biết được BaCl2.

BaCl2 + Na2CO3 \(\rightarrow\) BaCO3 \(\downarrow\)+ 2NaCl.

+ Có khí bay lên Þ Nhận biết được HCl:

2HCl + Na2CO3 \(\Rightarrow\) 2NaCl + CO2 + H2O.

+ Hai ống nghiệm không có hiện tượng gì chứa NaCl và Na2SO4.

- Dùng BaCl2 vừa nhận biết được ở trên cho vào hai mẫu chứa NaCl và Na2SO4:

+ Xuất hiện kết tủa trắng \(\Rightarrow\) Nhận biết được Na2SO4.

Na2SO4 + BaCl2 \(\rightarrow\) BaSO4\(\downarrow\) + 2NaCl.

+ Còn lại là NaCl.

b. Khi sục khí cacbonic vào dung dịch Ba(OH)2 đến dư, ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau tan dần.

CO2 + Ba(OH)2 \(\rightarrow\) BaCO3\(\downarrow\) + H2O

CO2 + BaCO3 + H2O \(\rightarrow\) Ba(HCO3)2.

* Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaOH loãng có chứa một lượng nhỏ phenolphtalein: dung dịch có màu hồng, sau nhạt dần đến mất hẳn.

HCl + NaOH \(\rightarrow\) NaCl + H2O.


Các câu hỏi tương tự
I love you
Xem chi tiết
Đức Star
Xem chi tiết
Thi Nguyễn
Xem chi tiết
nguyễn nam chúc
Xem chi tiết
Tuấn Trần
Xem chi tiết
Nhung Hoàng
Xem chi tiết
Cha Ron Su
Xem chi tiết
Nhung Hoàng
Xem chi tiết
Soái Vương
Xem chi tiết