Chương X. Vi khuẩn - Nấm - Địa y

Đỗ Thị Thủy Tiên

Kể tên các con đường xâm nhập của con giun sán? Biện pháp phòng giun sán

Nguyễn Ngô Minh Trí
28 tháng 2 2018 lúc 19:12
Các con đường xâm nhập của giun sán : - Đường ruột - Đường ăn uống - Từ các con giun trong đầu ngón tay ,... Cách phòng bệnh giun sán: - Vệ sinh môi trường, nhà ở, quản lý chặt chẽ về rác, chất thải,... - Cần có hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi, không dùng phân tươi để bón phân. - Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh - Tẩy giun ít nhất 6 tháng một lần.
Bình luận (0)
Kiêm Hùng
28 tháng 2 2018 lúc 20:02

* Các con đường xâm nhập của giun sán:

+ Đường ruột

+ Qua da

+ Các thực phẩm bị nhiễm giun,..

* Các biện pháp để phòng tránh giun sán là:

+ Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

+ Ăn chín uống sôi, hợp vệ sinh thực phẩm

+ Không ăn các loại thịt tái, lơn gạo,..

+ Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần

+ Không đi chân đất vào các vùng hoa màu, đất bẩn

+ Vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở,..

Bình luận (0)
nana
28 tháng 2 2018 lúc 19:09

1/ Giữ vệ sinh sạch sẽ ngừa giun sán

Rửa tay sạch: Bàn tay là phương tiện truyền bệnh giun sán do nhiễm bẩn khi đi đại tiện, rửa đít cho trẻ, trẻ ngứa hậu môn đưa tay vào gãi… Do vậy, phải giáo dục trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát trùng, đặc biệt là sau khi đại tiện, trước khi ăn làm giảm tỷ lệ giun sán, tiêu chảy. Khi chế biến đồ ăn cũng phải đảm bảo đôi tay sạch sẽ để hạn chế nguy cơ trúng giun rơi vào thức ăn. Thường xuyên rửa tay hàng ngày là biện pháp tốt nhất để phòng giun sán.

2/ Ăn uống đúng cách và hợp vệ sinh

– Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm: Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không an toàn để chế biến thức ăn, rửa ráy chân tay. Nước dễ bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyển hoặc do đồ chứa, chum, vại không có nắp đậy, vì vậy, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nguồn nước, nơi chứa nước. Thực hiện ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không được uống nước lã. Không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn đồ tái. Che đậy thức ăn không để chuột, gián bò vào. Trước khi ăn, nên nấu nóng lại, kể cả đồ ăn để trong tủ lạnh. – Đi vệ sinh an toàn: Trẻ em nông thôn có tỷ lệ nhiễm giun sán cao một phần là do nhà vệ sinh không đạt yêu cầu. Khi tiểu tiện vào nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ ngăn chặn được sự lây lan nguồn bệnh vào môi trường. Không chỉ trẻ em, mà cả nguồn lớn luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch, vệ sinh môi trường, không để phân làm ô nhiễm nguồn nước, nhốt súc vật xa khỏi nơi sinh hoạt của gia đình… Giáo dục cho trẻ thường xuyên đi giày dép, kể cả đi học và ở nhà, không nên đi chân đất, nghịch cát, mặc quần thủng đít để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh giun móc…
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Mỹ Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Mạnh
Xem chi tiết
Trần Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Trà My
Xem chi tiết
ncjocsnoev
Xem chi tiết
Nancy banana
Xem chi tiết
lữ đồng thùy linh
Xem chi tiết
Trần Mỹ Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Trung
Xem chi tiết