- Giới thiệu chung về người bạn thân: Người bạn đó bây giờ đang ở đâu? Đang làm gì?
- Tả người bạn gặp trong mơ: Khi gặp lại quan sát thấy người thân như thế nào? Diện mạo? Hình dáng? Y phục? Cử chỉ? Nét mặt? Động tác? Lời nói…
- Người bạn có những nét gì khác so với lúc trước khi xa không? (So sánh từ hình dáng bên ngoài với tính cách bên trong trước đó và bây giờ?) và nêu lên Nhận xét và suy nghĩ của bạn.
- Nhớ và kể lại những kỉ niệm gắn bó với người bạn gặp\
- Bạn và người bạn thân đã trò chuyện như thế nào? Nói với nhau những gì?
- Cuối buổi gặp gỡ những việc gì xảy ra? Cảm xúc của bạn ra sao?
- Tình huống đánh thức bạn dậy? Tâm trạng bạn như thế nào? Cảm xúc ra sao?
Dân gian ta có câu: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” quả là không sai. Máu mủ tình thân luôn là điều thiêng liêng và tốt đẹp của cuộc sống. Em vẫn còn nhớ ngày bé, em có một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và cảm động với người bác đã thất lạc ông bà từ rất lâu về trước.
Hôm đó là một ngày đông lạnh giữa tháng mười hai giá rét. Ông ngoại sang nhà em và nói với bố em, bác Hồng đã liên lạc và sắp đên thành phố em chơi. Một năm về trước, bố em đã đưa ông ngoại về Nam Định với mong muốn liên lạc được với bác nhưng đành ra về mà chẳng có chút thông tin. Cách đây vài tháng, bố em lại đưa ông về Nam Định một lần nữa, và lần này thì ông đã tìm được bác. Ông kể rằng, bác đã khóc khi gặp lại được ông sau bao năm xa cách và hẹn ông sẽ ra thăm ông vào một dịp gần nhất.
Em chưa bao giờ nghe kể về bác trước đây. Em hỏi mẹ thì được biết, bác là con trai cả của ông ngoại em. Ngày còn thanh niên, bác phải đi làm xa, lại vào đúng thời kỳ xã hội loạn lạc, ông em vì điều kiện khó khăn phải chuyển nhà nên bác và ông thất lạc nhau từ ngày đấy. Sau mấy chục năm thất lạc, cuối cùng bác cũng tìm được người thân, chắc bác vui lắm.
Bác đến chơi nhà ông bà vào một ngày lạnh buốt nhưng bầy trời vô cùng quang đãng. Hôm đó nhà ông bà rất đông người, toàn là anh em họ hàng của mẹ em, sang để gặp bác. Khi bác bước vào nhà, điều đầu tiên mà em cảm nhận được về bác là sự ấm áp. Có lẽ vì bác có ngoại hình giống hệt ông ngoại, mà ông ngoại rất thương và yêu em nên em cảm thấy ở bác sự gần gũi, thân thuộc. Bác vừa gặp lại mẹ em đã vừa khóc vừa cười. Cuộc hội ngộ của hai anh em không có một lời nào tả hết được. Đó là sự vui mừng, hạnh phúc, cả những tủi hờn vì xa cách bao lâu. Bác vào nhà nắm tay từng người lớn trong gia đình, hỏi han sức khỏe của mọi người, hỏi han tình hình học tập của tụi nhỏ chúng em.
Bác ngồi lắng nghe câu chuyện của ông bà khi tuổi về già, về những ngày tháng vắng bác trong gia đình ngày ấy, trống vắng và buồn bã vô cùng. Bác cũng kể cho mọi người nghe về những năm tháng cơ hàn mưu sinh nơi đất khách quê người, về nỗi nhớ gia đình và quê hương khôn xiết, về nỗi tuyệt vọng khi bao lần tìm về chốn cũ nhưng không tìm được bố mẹ và các em. Bác kể rằng, đã phải làm rất nhiều công việc, ai thuê gì làm nấy, cuộc sống vô cùng vất vả. Em nghe những lời tâm sự của bác mà thương bác vô cùng. Chắc chắn bác đã có khoảng thời gian vô cùng khó khăn và vất vả, lại phải chịu cảnh xa người thân và quê hương quá sớm. Em vừa thương, vừa nể phục bác, nể phục ý chí vươn lên và nỗ lực vượt lên hoàn cảnh của bác.
Mọi người nói chuyện xong thì cùng nhau ăn uống. Mẹ em và các chị lớn trong nhà đã chuẩn bị một bữa cơm với đầy đủ đặc trưng của quê hương, như một món quà lớn về tinh thần muốn giành tặng bác sau ngần ấy năm lưu lạc tha phương. Dù tay nghề của mẹ em không ngon xuất sắc nhưng bác ăn rất nhiều và tấm tắc khen ngợi.
Sau bữa cơm, cả nhà lại quây quần bên nhau cùng uống cốc trà nóng. Bác bảo bác rất nhớ cái lạnh của miền Bắc, nhớ những kỷ niệm ngày còn bé bên bố mẹ và các em. Em lúc đó ngồi ngay cạnh bác. Bác kể chuyện xong thì quay sang hỏi chuyện em. Bác xoa đầu em đầy hiền từ, đuôi mắt là nếp nhăn in hằn những năm tháng cơ cực nhưng lại ánh lên sự lương thiện, chất phác. Bác hỏi em học hành có chăm chỉ không, hỏi em có vâng lời bố mẹ không rồi khuyên em chuyên tâm học hành là mục tiêu đầu tiên, bác dặn em dù làm gì cũng phải đặt tấm lòng của mình bào đó, nếu có việc khó thì không nản lòng. Em lắng nghe và thầm ghi nhớ những lời bác dạy em. Bác thật gần gũi và ấm áp!
Bác cùng cả nhà lên kế hoạch sẽ đi du lịch vào dịp Tết âm lịch, bác sẽ đưa cả gia đình đi cùng. Bác ở nhà em chơi vài ngày rồi trở lại miền Nam để làm việc.
Buổi gặp gỡ đầy xúc cảm ngày hôm đó đã để lại trong em những ấn tượng không thể phai mờ. Em sẽ luôn yêu thương và trân trọng những người thân quanh mình.
Trong cuộc đời này chúng ta sẽ gặp gỡ rất nhiều người khác nhau. Có người chỉ lướt qua như một cơn gió thoảng, có người lại để lại những dấu ấn sâu đậm, để lại cho ta những bài học mà ta nhớ mãi. Tôi cũng vậy, cứ mỗi lần nghĩ về buổi chiều hôm ấy là tôi lại không thể nào quên được hình ảnh của An.
Chiều hôm đó, như mọi khi mẹ sẽ đến đón tôi từ trường học về, nhưng vì hôm nay có việc đột xuất nên tôi tự đi bộ về nhà. Trên đường tôi nhởn nhơ đi, vừa đi vừa hát và ngắm nhìn mọi vật xung quanh. Bỗng tôi nhìn thấy An – hàng xóm nhà tôi, em nhỏ hơn tôi hai tuổi, bị khuyết tật mất một cánh tay, An đang bán hàng rong, mời gọi những người đi đường. Bố mẹ An đều là công nhân làm việc tại công trường, một lần do không may xảy ra tai nạn, bố của em qua đời, hiện tại chỉ có hai mẹ con dựa vào nhau để sống, ngoài giờ đến lớp An phụ mẹ bán hàng kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Chú bé đen nhẻm, người gầy gò, ánh mắt em như cầu xin những người đi đường mua hàng, nhưng không ai giúp đỡ em cả. Tôi tiến lại gần, như có một lực hút nào đó khiến tôi không rời mắt khỏi An. Sau những lời mời mọc, cuối cùng cũng có một anh thanh niên trắng trẻo, cao ráo mua giúp em. Anh không chọn món đồ nào cả, anh đưa cho An một tờ tiền 50.000 và nói:
- Em bé à, em hãy dùng số tiền này để mua gì đó ăn nhé. Anh có đủ mọi thứ rồi, nên anh sẽ không lấy đồ gì của em nữa đâu.
Rồi anh nở nụ cười thật tươi và đưa cho em ấy tờ tiền. An ngập ngừng, đưa hai tay đón lấy từ tay anh. Anh định quay gót đi thì An níu tay anh lại và đưa cho anh năm gói kẹo cao su, em nói:
- Anh ơi, anh hãy cầm lấy những gói kẹo này. Em đi bán hàng, chứ em không dám ăn xin anh đâu. Em vẫn còn khỏe mạnh nên em sẽ đi bán hàng để tự nuôi sống bản thân. Em cảm ơn anh vì lòng tốt, nhưng nếu anh không lấy số kẹo này em xin trả lại anh tiền.
Người anh kia thoáng trên mặt hiện lên sự ngạc nhiên, rồi anh quay người lại chỗ chú bé nhẹ nhành xoa đầu, nở nụ cười trìu mến. Anh nhận từ cậu bé năm gói kẹo, cậu bé nở nụ cười rạng rỡ và cúi đầu lễ phép cảm ơn anh.
Đứng chứng kiến toàn bộ câu chuyện, tôi vô cùng cảm động trước sự thành thật của em. An đã cho tôi những bài học mà không có trường lớp hay sách vở nào dạy tôi. Cậu bé đã cho tôi thấy rằng dù bị khuyết tật về thân thể nhưng cũng không được què quặt về tinh thần, phải có ý chí vượt lên những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Tình yêu thương luôn bên cạnh ta, khi san sẻ tình yêu thương với những người xung quanh bản thân cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Tôi chợt thấy ân hận vì những lúc mải chơi, không chịu học hành. Đôi khi còn nói dối, không nghẹ lời bố mẹ. Tôi được sống trong gia đình hạnh phúc, luôn được bố mẹ quan tâm, yêu thương nhưng nhiều khi tôi lại không biết trân trọng những điều đó. Cậu bé đã thức tỉnh cho tôi phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc bố mẹ, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức với mình.
Từ sau lần gặp hôm đó, tôi cảm thấy quý mến và khâm phục em hơn. Em không chỉ khiến tôi ngưỡng mộ, yêu quý mà còn hơn thế nữa em đã cho tôi sự thay đổi về nhận thức. Khiến tôi biết trân trọng, yêu thương gia đình và những gì mình đang có. Giúp tôi có động lực phấn đấu, vươn lên không ngừng.
Dân gian ta có câu: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” quả là không sai. Máu mủ tình thân luôn là điều thiêng liêng và tốt đẹp của cuộc sống. Em vẫn còn nhớ ngày bé, em có một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ và cảm động với người bác đã thất lạc ông bà từ rất lâu về trước.
Hôm đó là một ngày đông lạnh giữa tháng mười hai giá rét. Ông ngoại sang nhà em và nói với bố em, bác Hồng đã liên lạc và sắp đên thành phố em chơi. Một năm về trước, bố em đã đưa ông ngoại về Nam Định với mong muốn liên lạc được với bác nhưng đành ra về mà chẳng có chút thông tin. Cách đây vài tháng, bố em lại đưa ông về Nam Định một lần nữa, và lần này thì ông đã tìm được bác. Ông kể rằng, bác đã khóc khi gặp lại được ông sau bao năm xa cách và hẹn ông sẽ ra thăm ông vào một dịp gần nhất.
Em chưa bao giờ nghe kể về bác trước đây. Em hỏi mẹ thì được biết, bác là con trai cả của ông ngoại em. Ngày còn thanh niên, bác phải đi làm xa, lại vào đúng thời kỳ xã hội loạn lạc, ông em vì điều kiện khó khăn phải chuyển nhà nên bác và ông thất lạc nhau từ ngày đấy. Sau mấy chục năm thất lạc, cuối cùng bác cũng tìm được người thân, chắc bác vui lắm.
Bác đến chơi nhà ông bà vào một ngày lạnh buốt nhưng bầy trời vô cùng quang đãng. Hôm đó nhà ông bà rất đông người, toàn là anh em họ hàng của mẹ em, sang để gặp bác. Khi bác bước vào nhà, điều đầu tiên mà em cảm nhận được về bác là sự ấm áp. Có lẽ vì bác có ngoại hình giống hệt ông ngoại, mà ông ngoại rất thương và yêu em nên em cảm thấy ở bác sự gần gũi, thân thuộc. Bác vừa gặp lại mẹ em đã vừa khóc vừa cười. Cuộc hội ngộ của hai anh em không có một lời nào tả hết được. Đó là sự vui mừng, hạnh phúc, cả những tủi hờn vì xa cách bao lâu. Bác vào nhà nắm tay từng người lớn trong gia đình, hỏi han sức khỏe của mọi người, hỏi han tình hình học tập của tụi nhỏ chúng em.
Bác ngồi lắng nghe câu chuyện của ông bà khi tuổi về già, về những ngày tháng vắng bác trong gia đình ngày ấy, trống vắng và buồn bã vô cùng. Bác cũng kể cho mọi người nghe về những năm tháng cơ hàn mưu sinh nơi đất khách quê người, về nỗi nhớ gia đình và quê hương khôn xiết, về nỗi tuyệt vọng khi bao lần tìm về chốn cũ nhưng không tìm được bố mẹ và các em. Bác kể rằng, đã phải làm rất nhiều công việc, ai thuê gì làm nấy, cuộc sống vô cùng vất vả. Em nghe những lời tâm sự của bác mà thương bác vô cùng. Chắc chắn bác đã có khoảng thời gian vô cùng khó khăn và vất vả, lại phải chịu cảnh xa người thân và quê hương quá sớm. Em vừa thương, vừa nể phục bác, nể phục ý chí vươn lên và nỗ lực vượt lên hoàn cảnh của bác.
Mọi người nói chuyện xong thì cùng nhau ăn uống. Mẹ em và các chị lớn trong nhà đã chuẩn bị một bữa cơm với đầy đủ đặc trưng của quê hương, như một món quà lớn về tinh thần muốn giành tặng bác sau ngần ấy năm lưu lạc tha phương. Dù tay nghề của mẹ em không ngon xuất sắc nhưng bác ăn rất nhiều và tấm tắc khen ngợi.
Sau bữa cơm, cả nhà lại quây quần bên nhau cùng uống cốc trà nóng. Bác bảo bác rất nhớ cái lạnh của miền Bắc, nhớ những kỷ niệm ngày còn bé bên bố mẹ và các em. Em lúc đó ngồi ngay cạnh bác. Bác kể chuyện xong thì quay sang hỏi chuyện em. Bác xoa đầu em đầy hiền từ, đuôi mắt là nếp nhăn in hằn những năm tháng cơ cực nhưng lại ánh lên sự lương thiện, chất phác. Bác hỏi em học hành có chăm chỉ không, hỏi em có vâng lời bố mẹ không rồi khuyên em chuyên tâm học hành là mục tiêu đầu tiên, bác dặn em dù làm gì cũng phải đặt tấm lòng của mình bào đó, nếu có việc khó thì không nản lòng. Em lắng nghe và thầm ghi nhớ những lời bác dạy em. Bác thật gần gũi và ấm áp!
Bác cùng cả nhà lên kế hoạch sẽ đi du lịch vào dịp Tết âm lịch, bác sẽ đưa cả gia đình đi cùng. Bác ở nhà em chơi vài ngày rồi trở lại miền Nam để làm việc.
Buổi gặp gỡ đầy xúc cảm ngày hôm đó đã để lại trong em những ấn tượng không thể phai mờ. Em sẽ luôn yêu thương và trân trọng những người thân quanh mình.
Trong cuộc đời này chúng ta sẽ gặp gỡ rất nhiều người khác nhau. Có người chỉ lướt qua như một cơn gió thoảng, có người lại để lại những dấu ấn sâu đậm, để lại cho ta những bài học mà ta nhớ mãi. Tôi cũng vậy, cứ mỗi lần nghĩ về buổi chiều hôm ấy là tôi lại không thể nào quên được hình ảnh của An.
Chiều hôm đó, như mọi khi mẹ sẽ đến đón tôi từ trường học về, nhưng vì hôm nay có việc đột xuất nên tôi tự đi bộ về nhà. Trên đường tôi nhởn nhơ đi, vừa đi vừa hát và ngắm nhìn mọi vật xung quanh. Bỗng tôi nhìn thấy An – hàng xóm nhà tôi, em nhỏ hơn tôi hai tuổi, bị khuyết tật mất một cánh tay, An đang bán hàng rong, mời gọi những người đi đường. Bố mẹ An đều là công nhân làm việc tại công trường, một lần do không may xảy ra tai nạn, bố của em qua đời, hiện tại chỉ có hai mẹ con dựa vào nhau để sống, ngoài giờ đến lớp An phụ mẹ bán hàng kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Chú bé đen nhẻm, người gầy gò, ánh mắt em như cầu xin những người đi đường mua hàng, nhưng không ai giúp đỡ em cả. Tôi tiến lại gần, như có một lực hút nào đó khiến tôi không rời mắt khỏi An. Sau những lời mời mọc, cuối cùng cũng có một anh thanh niên trắng trẻo, cao ráo mua giúp em. Anh không chọn món đồ nào cả, anh đưa cho An một tờ tiền 50.000 và nói:
- Em bé à, em hãy dùng số tiền này để mua gì đó ăn nhé. Anh có đủ mọi thứ rồi, nên anh sẽ không lấy đồ gì của em nữa đâu.
Rồi anh nở nụ cười thật tươi và đưa cho em ấy tờ tiền. An ngập ngừng, đưa hai tay đón lấy từ tay anh. Anh định quay gót đi thì An níu tay anh lại và đưa cho anh năm gói kẹo cao su, em nói:
- Anh ơi, anh hãy cầm lấy những gói kẹo này. Em đi bán hàng, chứ em không dám ăn xin anh đâu. Em vẫn còn khỏe mạnh nên em sẽ đi bán hàng để tự nuôi sống bản thân. Em cảm ơn anh vì lòng tốt, nhưng nếu anh không lấy số kẹo này em xin trả lại anh tiền.
Người anh kia thoáng trên mặt hiện lên sự ngạc nhiên, rồi anh quay người lại chỗ chú bé nhẹ nhành xoa đầu, nở nụ cười trìu mến. Anh nhận từ cậu bé năm gói kẹo, cậu bé nở nụ cười rạng rỡ và cúi đầu lễ phép cảm ơn anh.
Đứng chứng kiến toàn bộ câu chuyện, tôi vô cùng cảm động trước sự thành thật của em. An đã cho tôi những bài học mà không có trường lớp hay sách vở nào dạy tôi. Cậu bé đã cho tôi thấy rằng dù bị khuyết tật về thân thể nhưng cũng không được què quặt về tinh thần, phải có ý chí vượt lên những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Tình yêu thương luôn bên cạnh ta, khi san sẻ tình yêu thương với những người xung quanh bản thân cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Tôi chợt thấy ân hận vì những lúc mải chơi, không chịu học hành. Đôi khi còn nói dối, không nghẹ lời bố mẹ. Tôi được sống trong gia đình hạnh phúc, luôn được bố mẹ quan tâm, yêu thương nhưng nhiều khi tôi lại không biết trân trọng những điều đó. Cậu bé đã thức tỉnh cho tôi phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc bố mẹ, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức với mình.
Từ sau lần gặp hôm đó, tôi cảm thấy quý mến và khâm phục em hơn. Em không chỉ khiến tôi ngưỡng mộ, yêu quý mà còn hơn thế nữa em đã cho tôi sự thay đổi về nhận thức. Khiến tôi biết trân trọng, yêu thương gia đình và những gì mình đang có. Giúp tôi có động lực phấn đấu, vươn lên không ngừng.
Để chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, nhà trường tổ chức cuộc gặp gỡ, nói chuyện giữa các chú cựu chiến binh tham gia kháng chiến chống Mỹ với học sinh chúng tôi. Đó là một buổi nói chuyện đầy xúc động. Với tôi, cuộc gặp gỡ này càng đặc biệt hơn, bởi vì tôi được vinh dự đại diện cho các bạn học sinh phát biểu những suy nghĩ về tình cảm và trách nhiệm của thế hệ sau với thế hệ cha anh đi trước.
Tôi đã có mặt tại trường từ sáng sớm. Sao tôi thấy hồi hộp quá! Sân trường hôm nay được trang hoàng thật rực rỡ. Phía khán đài, tấm phông xanh nổi bật lên hàng chữ trắng: “Chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 – 22/12/2009”. Bên dưới là dòng chữ in nghiêng: “Gặp gỡ với những chứng nhân lịch sử”. Dường như một bầu không khí thiêng liêng và vô cùng trang trọng đang bao trùm cả sân trường.
Đúng 7 giờ 30 phút, buổi lễ chính thức được bắt đầu. Tất cả các học sinh đều mặc đồng phục, xếp hàng ngay ngắn. Trên khán đài, thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô giáo đã có mặt đông đủ. Cả trường bỗng vang lên tiếng vỗ tay giòn giã. Toàn thể học sinh đứng dậy để chào đón một đoàn khách đặc biệt. Đó là các chú bộ đội, những người trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sau nghi thức lễ chào cờ, thấy hiệu trưởng đọc bài diễn văn chào mừng ngày 22/12. Cả sân trường im lặng lắng nghe. Thỉnh thoảng, từng tràng vỗ tay nồng nhiệt vang lên, góp phần làm cho buổi lễ thêm phần sôi nổi. Giây phút chờ đợi rồi cũng tới. Một sĩ quan quân đội trong bộ quân phục màu xanh lá cây bước lên trò chuyện với toàn trường. Gương mặt chú kiên nghị và phúc hậu. Giọng nói của chú ấm áp và thân tình. Chú ôn lại những kí ức hào hùng của thế hệ các chú trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Có lẽ phần thú vị nhất mà chúng tôi được nghe là những kỉ niệm có thật và xúc động vô cùng giữa thời chiến.
- Với chú, kỉ niệm sâu sắc nhất là trong lúc tham gia chiến dịch ở Nam Lào. Đó là một đêm mưa tầm tã. Đơn vị chú trên đường hành quân qua cánh đồng thì bị địch phát hiện và bắn phá dữ dội. Chú bị thương và lạc đơn vị. Do mất máu quá nhiều nên chú ngất đi. Tỉnh dậy, chú thấy mình nằm trên chiếc chõng tre. Bên cạnh là một bà má với nét mặt lo lắng, đang ngồi chườm khăn lên trán chú. Má đã tận tình chăm sóc chú cho đến khi chú hồi phục trở lại.
Chú im lặng một lúc rồi xúc động nói tiếp:
- Sau này chú mới biết má cũng có con tham gia quân giải phóng và đã hi sinh. Má xem các chú bộ đội như con của mình, luôn chăm sóc các chú rất tận tình. Mấy năm sau, trở lại ngôi làng xưa, chú không còn được gặp má nữa. Má đã mất cách đó không lâu do tuổi già sức yếu.
Mắt chú như nhòa đi. Giọng chú nghẹn ngào, xúc động. Cả trường cũng im lặng hồi lâu.
Sau đó, chúng tôi đã hỏi các chú rất nhiều điều chúng tôi băn khoăn về thời chiến. Các bạn trong lớp tôi rất sôi nổi và hào hứng khi được đối thoại với các chú. Qua đó, chúng tôi đã hiểu hơn rất nhiều về những con người của thế hệ trước, về cuộc kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc, về những mất mát đau thương mà cả dân tộc ta đã phải trải qua.
Cuối cùng, tôi thay mặt cho các bạn học sinh đứng lên phát biểu suy nghĩ của mình. Dù rất xúc động và hồi hộp, tôi vẫn nhận thấy ánh mắt khích lệ mà các thầy cô giáo và các bạn cùng lớp dành cho tôi. Điều đó đã giúp tôi thêm tự tin để bước lên, phát biểu bằng chính cảm xúc đang dâng trào trong tôi.
- Thưa các bác, các chú!
Chúng cháu là thế hệ may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, thống nhất. Tuy nhiên, qua buổi gặp gỡ và trò chuyện hôm nay, chúng cháu đã phần nào biết được sự gian khổ và mất mát hi sinh của những người đi trước. Hiểu được điều ấy, chúng cháu càng khâm phục, ngưỡng mộ và tự hào về thế hệ cha anh. Chúng cháu càng trân trọng những giá trị của cuộc sống tự do mà chúng cháu đang được hưởng. Chúng cháu xin hứa sẽ chăm chỉ học tập để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Cuối cùng, cháu xin thay mặt các bạn học sinh, kính chúc các bác, các chú và gia quyến luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Chúc các bác, các chú có một ngày 22/12 thật vui vẻ và ý nghĩa.
Tôi kết thúc bài phát biểu của mình trong tiếng vỗ tay ủng hộ của các bạn trong trường. Trong tôi dâng lên một niềm tự hào về dân tộc mình, về thế hệ cha anh đi trước của mình. Tôi tự hứa với lòng mình phải sống sao cho thật xứng đáng là con cháu của đất nước Việt Nam anh hùng.
A. Mở bài.
- Cuộc gặp gỡ diễn ra khi nào? ở đâu? với ai?
B. Thân bài.
- Kể các chi tiết trong buổi gặp gỡ ấy.
+ Mở đầu cuộc gặp gỡ như thế nào?
+ Diễn biến cuộc gặp gỡ ra sao? (các sự việc, không khí, quang cảnh,…).
+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong không khí như thế nào?
- Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ là gì?
C. Kết bài.
- Cuộc gặp gỡ để lại trong em những ấn tượng gì? Giúp em mở rộng hiểu biết và quan hệ ra sao?
A. Mở bài.
- Cuộc gặp gỡ diễn ra khi nào? ở đâu? với ai?
B. Thân bài.
- Kể các chi tiết trong buổi gặp gỡ ấy.
+ Mở đầu cuộc gặp gỡ như thế nào?
+ Diễn biến cuộc gặp gỡ ra sao? (các sự việc, không khí, quang cảnh,…).
+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong không khí như thế nào?
- Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ là gì?
C. Kết bài.
- Cuộc gặp gỡ để lại trong em những ấn tượng gì? Giúp em mở rộng hiểu biết và quan hệ ra sao?
Trong cuộc đời này chúng ta sẽ gặp gỡ rất nhiều người khác nhau. Có người chỉ lướt qua như một cơn gió thoảng, có người lại để lại những dấu ấn sâu đậm, để lại cho ta những bài học mà ta nhớ mãi. Tôi cũng vậy, cứ mỗi lần nghĩ về buổi chiều hôm ấy là tôi lại không thể nào quên được hình ảnh của An.
Chiều hôm đó, như mọi khi mẹ sẽ đến đón tôi từ trường học về, nhưng vì hôm nay có việc đột xuất nên tôi tự đi bộ về nhà. Trên đường tôi nhởn nhơ đi, vừa đi vừa hát và ngắm nhìn mọi vật xung quanh. Bỗng tôi nhìn thấy An – hàng xóm nhà tôi, em nhỏ hơn tôi hai tuổi, bị khuyết tật mất một cánh tay, An đang bán hàng rong, mời gọi những người đi đường. Bố mẹ An đều là công nhân làm việc tại công trường, một lần do không may xảy ra tai nạn, bố của em qua đời, hiện tại chỉ có hai mẹ con dựa vào nhau để sống, ngoài giờ đến lớp An phụ mẹ bán hàng kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Chú bé đen nhẻm, người gầy gò, ánh mắt em như cầu xin những người đi đường mua hàng, nhưng không ai giúp đỡ em cả. Tôi tiến lại gần, như có một lực hút nào đó khiến tôi không rời mắt khỏi An. Sau những lời mời mọc, cuối cùng cũng có một anh thanh niên trắng trẻo, cao ráo mua giúp em. Anh không chọn món đồ nào cả, anh đưa cho An một tờ tiền 50.000 và nói:
- Em bé à, em hãy dùng số tiền này để mua gì đó ăn nhé. Anh có đủ mọi thứ rồi, nên anh sẽ không lấy đồ gì của em nữa đâu.
Rồi anh nở nụ cười thật tươi và đưa cho em ấy tờ tiền. An ngập ngừng, đưa hai tay đón lấy từ tay anh. Anh định quay gót đi thì An níu tay anh lại và đưa cho anh năm gói kẹo cao su, em nói:
- Anh ơi, anh hãy cầm lấy những gói kẹo này. Em đi bán hàng, chứ em không dám ăn xin anh đâu. Em vẫn còn khỏe mạnh nên em sẽ đi bán hàng để tự nuôi sống bản thân. Em cảm ơn anh vì lòng tốt, nhưng nếu anh không lấy số kẹo này em xin trả lại anh tiền.
Người anh kia thoáng trên mặt hiện lên sự ngạc nhiên, rồi anh quay người lại chỗ chú bé nhẹ nhành xoa đầu, nở nụ cười trìu mến. Anh nhận từ cậu bé năm gói kẹo, cậu bé nở nụ cười rạng rỡ và cúi đầu lễ phép cảm ơn anh.
Đứng chứng kiến toàn bộ câu chuyện, tôi vô cùng cảm động trước sự thành thật của em. An đã cho tôi những bài học mà không có trường lớp hay sách vở nào dạy tôi. Cậu bé đã cho tôi thấy rằng dù bị khuyết tật về thân thể nhưng cũng không được què quặt về tinh thần, phải có ý chí vượt lên những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Tình yêu thương luôn bên cạnh ta, khi san sẻ tình yêu thương với những người xung quanh bản thân cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Tôi chợt thấy ân hận vì những lúc mải chơi, không chịu học hành. Đôi khi còn nói dối, không nghẹ lời bố mẹ. Tôi được sống trong gia đình hạnh phúc, luôn được bố mẹ quan tâm, yêu thương nhưng nhiều khi tôi lại không biết trân trọng những điều đó. Cậu bé đã thức tỉnh cho tôi phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc bố mẹ, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức với mình.
Từ sau lần gặp hôm đó, tôi cảm thấy quý mến và khâm phục em hơn. Em không chỉ khiến tôi ngưỡng mộ, yêu quý mà còn hơn thế nữa em đã cho tôi sự thay đổi về nhận thức. Khiến tôi biết trân trọng, yêu thương gia đình và những gì mình đang có. Giúp tôi có động lực phấn đấu, vươn lên không ngừng.