Học sinh sưu tầm tiểu sử về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến và 1 câu chuyện kể về 1 trong
4 nhân vật mà em thích(ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo đủ nội dung gợi ý)
1/. Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
2/. Lê Thánh Tông (1442 – 1497
3/. Ngô Sĩ Liên (TK XV)
4/. Lương Thế Vinh (1442) (Trạng Lường)
Giúp mình với ạ. Mình đang cần gấp ạ
Lương Thế Vinh:
+) Tiểu sử
Lương Thế Vinh sinh ngày 1 tháng 8 năm Tân Dậu (tức ngày 17 tháng 8 năm 1441) tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim.
Về sự sáng tạo của Lương Thế Vinh hồi nhỏ, có giai thoại kể rằng một lần trong lúc đang chơi đùa với các bạn, có một quả bưởi lăn xuống một hố hẹp và sâu, tưởng như không lấy lên được. Lương Thế Vinh đã nghĩ ra cách lấy bưởi lên bằng việc đổ nước vào hố và lợi dụng việc bưởi nổi trên nước để lấy lại quả bưởi.
Về phong cách học tập của Lương Thế Vinh, có giai thoại so sánh ông với Quách Đình Bảo cũng là người nổi tiếng về thông minh, học giỏi ở vùng Sơn Nam (Ngày nay thuộc Thái Bình và Nam Định). Khi sắp đến kỳ thi của triều đình, Quách Đình Bảo thì ngày đêm dùi mài kinh sử quên ngủ, quên ăn; còn Vinh thì thư giãn, thả diều cùng bạn bè. Kì thi đó Quách Đình Bảo đỗ đầu nhưng đến khoa thi Đình (kì thi Quốc gia) Quý Mùi năm Quang Thuận thứ tư, đời vua Lê Thánh Tông (1463) Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên (đỗ đầu), Quách Đình Bảo chỉ đỗ thám hoa (đỗ thứ 3).
Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục ông nhưng tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời than: "Nước Nam quả có lắm người tài!". Lương Thế Vinh đáp lại rằng người nghĩ ra cách cân voi thật sự là Tào Xung, con của Tào Tháo. Điều này càng khiến cho sứ giả hổ thẹn vì chưa thuộc sử nước nhà.
Năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhất danh (trạng nguyên) khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4, đời Lê Thánh Tông.
Các năm sau đó, ông làm quan với các chức Trực học sĩ, Thị thư và Chưởng viện sự ở viện Hàn lâm.
Ông mất ngày 26 tháng 8 năm Bính Thìn (tức ngày 2 tháng 10 năm 1496) tại quê nhà, thọ 55 tuổi
Khi ông qua đời, vua Lê Thánh Tông rất thương tiếc và viết một bài thơ khóc Trạng:
Chiếu thư thượng đế xuống đêm qua
Gióng khách chương đài kiếp tại nhà
Cẩm tú mấy hàng về động ngọc
Thánh hiền ba chén ướt hồn hoa
Khí thiên đã lại thu sơn nhạc
Danh lạ còn truyền để quốc gia
Khuất ngón tay than tài cái thế
Lấy ai làm Trạng nước Nam ta
1. Nguyễn Trãi:
Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ. Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta, cha con Hồ Quý Li bị bắt, Nguyễn Phi Khanh cũng bị bắt. Nguyễn Trãi định đi theo cha để tỏ lòng trung nước, hiếu phụ nhưng Nguyễn Phi Khanh khuyên con trở về tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Sau đó, Nguyễn Trãi tìm đường giúp Lê Lợi khởi nghĩa. Trong quá trình kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Trãi trở thành người quân mưu cho Lê Lợi, thay mặt Lê Lợi giao dịch, trở thành vị quân sư xuất sắc. Năm 1427, cuộc chiến đấu chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết “Bình ngô đại cáo”. Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Trãi giữ trọng trách quan trọng của đất nước. Những năm sau đó, ông giúp Lê Lợi trị vì đất nước. Nhưng dần dần, triều đình bắt đầu phân chia bè phái, dèm pha, nghi kị lẫn nhau, đặc biệt là một số công thần đã bị hãm hại. Năm 1442. Nguyễn Trãi mắc phải án oan Lệ Chi viên bị khép vào tội mưu sát vua. Cuộc đời Nguyễn Trãi gắn liền với những biến động của lịch sử dân tộc. Ông là bậc đại anh hùng dân tộc, là nhân vật toàn tài số một của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi vừa là nhà chính trị, quân sự, vừa là nhà ngoại giao, vừa là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc. Năm 1962, nước ta đã tổ chức 520 năm ngày mất của Nguyễn Trãi. Năm 1980, Việt Nam cùng hiệp hội UNESCO kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông. Nguyễn Trãi là người Việt Nam đầu tiên được ghi vào danh sách những danh nhân thế giới.
Chúc bạn học tốt!
TÓM TẮT TIỂU SỬ DANH NHÂN VĂN HÓA NGÔ SĨ LIÊN
Ông họ Ngô, tên Quang Hiền, húy là Sĩ Liên, hiệu là Chúc Lý Cư Sĩ. Thời Lê Thái Tổ, ông được ban Quốc tính nên gọi là Lê Sĩ Liên. Không rõ năm sinh, năm mất, chỉ biết ông thọ khoảng 99 tuổi.
Ngô Sĩ Liên là người làng Chúc Lý, huyện Chương Đức, phủ Ứng Thiên (nay là làng Ngọc Giả, xã Ngọc Hòa, chuyện Chương Mỹ, Hà Nội). Theo văn bia viết, năm 1861 ở đình làng Ngọc Giả, ông quê gốc ở làng Đa Sĩ, Thanh Oai (nay thuộc phường Kiến Hưng, Hà Đông), Chúc Lý là quê vợ.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh thí kỉ XV, Ngô Sĩ Liên tham gia nghĩa quân từ sớm và lập nhiều công trạng. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến, ông tiếp tục sự học, đi thi và đỗ Tiến sĩ năm Bảo Đại thứ ba (1442) đời vua Lê Thái Tông, được cử vào Hàn Lâm viện. Ông làm quan liên tục các triều Lê Sơ: Lê Thái Tông (1434-1442), Lê Nhân Tông (1442-1459) và Lê Thánh Tông (1460-1497). Ông từng giữ các chức Đô Ngự sử, Lễ Bộ Hữu Thị Lang, Triều liệt Đại phu Quốc tử giám Tư nghiệp, kiêm Sử quan Tu soạn.
Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” mà ông biên soạn, có tham khảo “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu, “Đại Việt Sử ký tục biên” của Phan Phu Tiên. Đây là công trình sử học lớn lao nhất trong sự nghiệp của ông, đồng thời cũng là công trình sử học quan trọng nhất của nền quốc sử nước ta.
Trong suốt cuộc đời làm quan, Ngô Sĩ Liên luôn nêu tấm gương sáng về đạo đức, rất mực thanh liêm, chính trực… Khi chép sử, ông đã dũng cảm nói lên sự thật, không sợ áp bức và cường quyền.
Tên tuổi và sự nghiệp của nhà Sử học Ngô Sĩ Liên sống mãi với chúng ta.
1. Nguyễn Trãi ( 1380 - 1442 )
- Nhà chính trị , quân sự tài ba của dân tộc
- Nhà văn , nhà thơ lớn
- Danh nhân văn hóa thế giới
- Có nhiều tác phẩm văn học có giá trị :
+ Văn học " Bình Ngô đại cáo " , quân trung từ mệnh tập
+ Địa lý và lịch sử : Dư địa chí
\(\Rightarrow\) Thể hiện tư tưởng nhân đạo , lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc
Nguyễn Trãi là 1 danh nhân lớn của thế giới , người anh hùng dân tộc nhà văn kiệt suất , nhà chính trị đại tài là tinh hoa của thời đại , tên tuổi ông rạng rỡ lịch sử dân tộc VN
2. Lê Thánh Tông ( 1442 - 1497 )
- Ông là con thứ 4 của Lê Thái Tông
- Lên ngôi vua lúc 18 tuổi
- Có nhiều chính sách tích cực trong việc phát triển kinh tế , văn hóa , giáo dục , pháp luật của đất nước
\(\Rightarrow\) Ông trị vì 38 năm , đưa quốc gia Đại Việt lên phát triển rực rỡ về mọi mặt
3. Ngô Sĩ Liên ( Thế kỉ XV )
- Ông là 1 nhà sử học nổi tiếng của dân tộc
- Đỗ tiến sĩ vào năm 1442
- Là tác giả của tác phẩm : Đại Việt sử kí toàn thư
4. Lương Thế Vinh ( 1442 - ?? )
- Ông đỗ trạng nguyên vào năm 1463
- Là người học rộng tài cao
- Là nhà toán học nổi tiếng : Đại thành toán pháp
Lương Thế Vinh:
+) Tiểu sử
Lương Thế Vinh sinh ngày 1 tháng 8 năm Tân Dậu (tức ngày 17 tháng 8 năm 1441) tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim.
Về sự sáng tạo của Lương Thế Vinh hồi nhỏ, có giai thoại kể rằng một lần trong lúc đang chơi đùa với các bạn, có một quả bưởi lăn xuống một hố hẹp và sâu, tưởng như không lấy lên được. Lương Thế Vinh đã nghĩ ra cách lấy bưởi lên bằng việc đổ nước vào hố và lợi dụng việc bưởi nổi trên nước để lấy lại quả bưởi.
Về phong cách học tập của Lương Thế Vinh, có giai thoại so sánh ông với Quách Đình Bảo cũng là người nổi tiếng về thông minh, học giỏi ở vùng Sơn Nam (Ngày nay thuộc Thái Bình và Nam Định). Khi sắp đến kỳ thi của triều đình, Quách Đình Bảo thì ngày đêm dùi mài kinh sử quên ngủ, quên ăn; còn Vinh thì thư giãn, thả diều cùng bạn bè. Kì thi đó Quách Đình Bảo đỗ đầu nhưng đến khoa thi Đình (kì thi Quốc gia) Quý Mùi năm Quang Thuận thứ tư, đời vua Lê Thánh Tông (1463) Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên (đỗ đầu), Quách Đình Bảo chỉ đỗ thám hoa (đỗ thứ 3).
Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục ông nhưng tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời than: "Nước Nam quả có lắm người tài!". Lương Thế Vinh đáp lại rằng người nghĩ ra cách cân voi thật sự là Tào Xung, con của Tào Tháo. Điều này càng khiến cho sứ giả hổ thẹn vì chưa thuộc sử nước nhà.
Năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhất danh (trạng nguyên) khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4, đời Lê Thánh Tông.
Các năm sau đó, ông làm quan với các chức Trực học sĩ, Thị thư và Chưởng viện sự ở viện Hàn lâm.
Ông mất ngày 26 tháng 8 năm Bính Thìn (tức ngày 2 tháng 10 năm 1496) tại quê nhà, thọ 55 tuổi
Khi ông qua đời, vua Lê Thánh Tông rất thương tiếc và viết một bài thơ khóc Trạng:
Chiếu thư thượng đế xuống đêm qua
Gióng khách chương đài kiếp tại nhà
Cẩm tú mấy hàng về động ngọc
Thánh hiền ba chén ướt hồn hoa
Khí thiên đã lại thu sơn nhạc
Danh lạ còn truyền để quốc gia
Khuất ngón tay than tài cái thế
Lấy ai làm Trạng nước Nam ta