KClO3 -> A -> B -> C -> D -> Pb.
B -> NaOH
Nung hỗn hợp r chứa a gam KClO3 và b gam KMnO4 sau phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn do KClO3 tạo ra bằng khối lượng các chất rắn do KMnO4 tạo ra Viết phương trình phản ứng và tính phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp r
Viết phương trình hoá học của cacbon với các oxit sau:
a/CuO, b/PbO c/CO2 d/FeO
Hãy cho biết các loại phản ứng: Vai trò của C trong các phản ứng, ứng dụng của các phản ứng đó trong sản xuất
Có 4 kim loại: A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng :
a) A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hiđro.
b) C và D không có phản ứng với dung dịch HCl.
c) B tác dụng với dung dịch muối của A và giải phóng A.
d) D tác dụng được với dung dịch muối của C và giải phóng C.
Hãy xác định thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng (theo chiều hoạt động hoá học giảm dần):
a) B, D, C, A; b) D, A, B, C ;
c) B, A, D, C ; d) A, B, C, D ; e) C, B, D, A.
Cho 80g bột đồng vào 200ml dung dịch AgNO3, sau 1 thời gian phản ứng đem lọc thu được dung dịch A và 95,2g chất rắn B. Cho tiếp 80g bột chì vào dung dịch A . Phản ứng xong thì tách được dung dịch D chỉ chứa một muối duy nhất và 67,05 g chất rắn E. Cho 40g kim loại R hóa trị 2 phản ứng với 1/10 dung dịch D . Sau phản ứng hoàn toàn đem lọc tách được 44,575 g chất rắn F.
A) Tính nồng độ mol dd AgNO3 ban đầu
B) Xác định tên kim loại R
Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam A gồm bột Al và oxit sắt Fexoy trong điều kiện không có không khí, được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp B rồi chia thành 2 phần:
- Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hoà tan hết trong dung dịch HNO3 đun nóng thu được dung dịch C và 3,696 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất).
- Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thấy giải phóng 0,336 lít khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn.
Xác định giá trị của m và công thức của oxit sắt. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đo ở đktc.
Mọi người ơi, có bài này hơi khó mình không biết làm, ai có thể dành chút thời gian giúp mình với được không ạ Mình cảm ơn
Trộn V lit đ Pb(NO3)2 0,5M với V lít dd AgNO3 0,6 M thu được dd X. Cho 1,2 gam Al td với 100ml dd X , sau phản ứng lọc và làm khô tách ra t gam chất rắn và dd Y. thêm từ từ dd Z chứa NaOH 0,2 M và Ba(OH)2 nồng độ b mol/lit vào dd Y đến khi lượng kết tủa thu đc lớn nhất dùng hết 50ml dd Z. Tính giá trị của t và b?
giúp mình với ạ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG II Câu 1. Một người thợ bạc đã làm lẫn Zn và Fe vào Ag. Để thu được Ag tinh khiết thì người ta dùng dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch AgNO3
B. Dung dịch Fe(N03)2
C. Dung dịch H2SO4 loãng
D. Cả A, C đều đúng
Câu 2. Cho sơ đồ phản ứng. Hỏi A có thể là chất nào sau đây? A+HCl⟶ MgCl2+…
A. Mg
B. MgO
C. MgCO3
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 3. Kim loại nào sau đây có tính dẻo lớn nhất?
A. Al
B. Cu
C. Ag
D. Au
Câu 4. Hòa tan lượng dư bột nhôm vào 180 ml dung dịch HCl 1 M đến khi phản ứng kết thúc, thu được 1,512 lít hiđro (đktc). Hiệu suất phản ứng là:
A. 70%
B. 75%
C. 80%
D. 85%
Câu 5. Lấy hỗn hợp gồm Al và Fe đem tác dụng với dung dịch CuSO4, thu được dung dịch A và chất rắn B gồm 2 kim loại. Cho B tác dụng với dung dịch H2SO4(loãng) thấy có khí bay lên. Trong B chứa:
A. Fe, Cu
B. Al, Cu
C. Al, Fe
D. Al, Fe, Cu
Câu 6. Cho đinh sắt có khối lượng 2,3 gam vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy đinh ra, rửa nhẹ, làm khô, cân thấy khối lượng là 3,5 gam. Khối lượng muối sắt tạo ra là:
A. 152 gam
B. 6,24 gam
C. 1,2 gam
D. 22,8 gam
Câu 7. Cho một mẫu sắt vào dung dịch chứa đồng thời 2 muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Nếu chỉ thu được một kim loại thì số muối tạo thành là bao nhiêu (trong các giá trị sau)?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8. Ngâm một lá kẽm trong 20 gam dung dịch muối CuSO4 10% cho đến khi kẽm không tan được nữa thì dừng phản ứng. Khối lượng đồng tạo thành và nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng là:
A. 2 gam và 10,06%
B. 0,8 gam và 10,06%
C. 10,68 gam và 9,8%
D. Một kết quả khác
Câu 9. A là quặng hematit chứa 60% Fe2O3, B là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Cần trộn A, B theo tỉ lệ khối lượng như thế nào để thu được quặng C mà từ 1 tấn quặng C có thể điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon?
A. mA/mB=5/2
B. mA/mB=2/5
C. mA/mB=2/3
D. mA/mB=3/2
Câu 10. Cho đinh sắt sạch vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:
A. Có khí bay lên, tạo kết của đỏ gạch.
B. Đinh sắt bị mòn, có kết tủa đỏ gạch bám trên đinh sắt.
C. Màu xanh nhạt dần, đinh sắt mòn, có kết tủa đỏ gạch.
D. Không có hiện tượng gì.
Câu 11. Kim loại nào sau đây không tác dụng được với oxi?
A. Al ; Cu
B. Zn ; Fe
C. Au ; Ag
D. Mg ; Pb
Câu 12. Cho ba ống nghiệm: Fe2O3 và Al (1); Fe và Fe2O3 (2); Al2O3 (3). Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt được ba ống nghiệm trên?
A. dung dịch HCl 25%
B. Dung dịch HCl 75%
C. dung dịch NaOH
D. dung dịch K2SO4
Câu 13. Nung 4,545 gam một muối nitrat của kim loại R, thu được 3,825 gam muối nitrit của R. Tên kim loại R là:
A. Natri
B. Kali
C. Magie
D. Canxi
Câu 14. Nếu lấy cùng số mol hai kim loại nhôm và sắt, lần lượt cho tác dụng với dung dịch axit HCl dư thì thể tích H2 (đktc) thu được từ kim loại nào lớn hơn?
A. Al
B. Fe
C. Không xác định được
D. Cả A, B đều bằng nhau
Câu 15. Dung dịch ZnSO4 có lẫn CuSO4 và Fe2(SO4)3. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4?
A. Zn
B. Fe và Cu
C. Na
D. Zn và Cu
Câu 16. Cho 5,6 gam Fe tác dụng 100 ml dưng dịch HCl 1 M. Thể tích khí H2 thu được (đktc) là: A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 22,4 lít D. 1 lít Câu 17. Đốt cháy 1 mol sắt trong oxi, thu được 1 moi sắt oxit. Công thức oxit sắt này là: A. FeO.
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. Fe4O3
Câu 18. Để điều chế một tấn gang chứa 84% Fe, cần phải dùng bao nhiêu tấn quặng hematite? Biết hàm lượng Fe2O3 trong quặng chiếm 65% và hiệu suất quá trình chỉ đạt 86%.
A. 2,7 tấn
B. 2,15 tấn
C. 4 tấn
D. 1,2 tấn
Câu 19. Cho 1,5 gam hỗn hợp (X) gồm Mg và MgO tác dụng với axit HCl dư, thu được 336cm3 khí H2 (đktc). Thành phần phầm trăm của mỗi chất trong (X) là:
A. 50% Mg và 50% MgO
B. 25% Mg và 75% MgO
C. 24% Mg và 76% MgO
D. 30% Mg và 70% MgO
Câu 20. Cho 26 gam kẽm phản ứng vừa đủ với 200 gam dung dịch H2SO4. Nồng độ phầm trăm của H2SO4 đem dùng là:
A. 19,6%
B. 15%
C. 20%
D. 25,6%
Ngâm bột Magie dư trong 10ml dung dịch AgNO3 1M. Sau phản ứng kết thúc lọc được chất rắn A và dung dịch B
a) Cho A ác dụng hoàn toàn dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B