Dạng 2 : Bài tập về kim loại Fe, Cu tác dụng với axit HNO3

Muội Bangtan

Hòa tan hòa toàn 1.2g hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M vào dd HNO3 thì thu được dung dịnh hỗn hợp B và khí NO(duy nhất). Cô cạn dd B thì thu được chất rắn đem nung đến khối lượng không đổi thu được 1.6g hỗn hợp 2 oxit của hai kim loại. Mặt khác khi cho 1.2g A tác dung với dd H2SO4 loãng, dư đến khi phản ứng kết thúc thu được 0.224l khí H2.

a/ Xác định kim loại M. Biế trong hợp chất M có hóa trị II.

b/Tính khối lượng các muối trong dung dịch hỗn hợp B.

c/Nếu cho 1.2g A vào dd Ag2SO4 sau phản ứng thu được 3.56g chất rắn D. Tính thành phần % về khối lượng các chất trong D.

Hồ Hữu Phước
21 tháng 9 2017 lúc 14:57

Fe+4HNO3\(\rightarrow\)Fe(NO3)3+NO+2H2O

3M+8HNO3\(\rightarrow\)3M(NO3)2+2NO+4H2O

2Fe(NO3)3\(\rightarrow\)Fe2O3.......

M(NO3)2\(\rightarrow\)MO.....

Fe+H2SO4\(\rightarrow\)FeSO4+H2

M+H2SO4\(\rightarrow\)MSO4+H2

\(n_{H_2}=0,01mol\)

mO=1,6-1,2=0,4g\(\rightarrow\)nO=0,025mol

nO>nH2 suy ra M không tác dụng H2SO4

nFe=nH2=0,01mol

Gọi y là số mol M

56.0,01+My=1,2 suy ra My=0,64(1)

160.0,01/2+(M+16)y=1,6

(M+16)y=0,8(2)

từ (1) và (2) ta có: M+16=1,25M suy ra M=64(Cu)

Bình luận (0)
Hồ Hữu Phước
21 tháng 9 2017 lúc 15:12

b) y=0,64:64=0,01mol

dd B có: Fe(NO3)3: 0,01mol và Cu(NO3)2: 0,01mol

\(m_{Fe\left(NO_3\right)_3}=0,01.242=2,42g\)

\(m_{Cu\left(NO_3\right)_2}=0,01.188=1,88g\)

Fe+Ag2SO4\(\rightarrow\)FeSO4+2Ag(1)

Cu+Ag2SO4\(\rightarrow\)CuSO4+2Ag(2)

nAg(1)=2nFe=0,02mol\(\rightarrow\)mAg=0,02.108=2,16g

nAg(2)=2nCu=0,02mol\(\rightarrow\)mAg=0,02.108=2,16g

2,16+2,16=4,32>3,56g vậy phản ứng (2) Cu còn dư

D(Ag,Cu dư)

gọi số mol Cu phản ứng (2) là x

nAg=0,02+2x

nCu dư=0,01-x

108(0,02+2x)+64(0,01-x)=3,56 suy ra x=0,005

D( Ag: 0,03mol; Cu: 0,005 mol)

%Ag=\(\dfrac{0,03.108.100}{3,56}\approx91\%\)

%Cu=9%

Bình luận (0)