Dạng 2 : Bài tập về kim loại Fe, Cu tác dụng với axit HNO3

Nội dung lý thuyết

KIM LOẠI SẮT, ĐỒNG TÁC DỤNG VỚI AXIT NITRIC

1.Tính chất oxi hóa mạnh của HNO3

- HNO3 có tính oxi hóa rất mạnh. Vì vậy khi kim loại Fe, Cu tác dụng với HNO3 thì sẽ được đưa về muối có số oxi hóa cao nhất, đồng thời giải phóng các sản phẩm khử của N+5 như NO2, NO.

a. Tác dụng với HNO3 đặc

            Fe  +  6HNO3 đặc, nóng →  Fe(NO3)3  +  3NO2↑ + H2O

            Cu  + 4HNO3 đặc →  Cu(NO3)2  +  2NO2↑  + 2H2O

Lưu ý: Fe bị thụ động hóa trong HNO3 đặc, nguội

b. Tác dụng với HNO3 loãng

             Fe  +  4HNO3 loãng →  Fe(NO3)3  +  3NO↑ +2H2O

            3Cu  + 4HNO3 loãng → 3CuNO3  +  NO↑  +2H2O

2. Phương pháp giải

-Phương pháp bảo toàn e.

-Phương pháp bảo toàn nguyên tố.

3. Công thức tính nhanh

           nHNO(pư) =  2nNO2 +  4nNO 

           nNO3- (trong muối) =  nNO2 +  3nNO 

4. Ví dụ

Bài 1: Hoàn tan 12 g hỗn hợp Fe, Cu ( tỉ lệ mol 1: 1) bằng 500 ml dung dịch HNO3 có nồng độ aM (phản ứng vừa đủ) thu được V lít hỗn hợp khí X ( đktc) gồm NO, NO2 và dung dịch Y chứa 2 muối. Tỉ khối của X so với H2 là 19. Xác định giá trị của V và a.

 

                                             Bài giải:

    Ta có     MX =38

             

 Gọi số mol của NO và NOlà x.

Fe      →  Fe3+ + 3e          

0,1                      0,3

Cu      →  Cu2+  + 2e

0,1                        0,2 

 

N+5  + 1e   →  N+4

x           x

N+5   +3e → N+2

x          3x

 Áp dụng biểu thức 

\(\Sigma e\left(nhan\right)=\Sigmaê\left(nhuong\right)\)

        => 0,5 = 4x  => x=0,125 mol

Vkhí = 0,125*2*22,4 = 5,6 lít

nHNO(pư) =  2nNO2 +  4nNO =0,75 mol =>  CM (HNO3)=1,5M