Dạng 11 : Bài tập về hợp chất sắt

Nội dung lý thuyết

HỢP CHẤT CỦA SẮT

1.Hợp chất sắt (II)

a. Sắt (II) oxit 

-Sắt (II) oxit là chất rắn màu đen.

3FeO + 10 HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O

b. Sắt (II) hidroxit

-Sắt (II) hidroxit có màu trắng xanh, không tan trong nước. Để lâu trong không khí dễ bị oxi hóa thành sắt (III) hidroxit.        

 4Fe(OH)2  +  O2   + 2H2O    →   4Fe(OH)3              

  (trắng xanh)                        (nâu đỏ)

c. Muối Fe2+ 

-Muối sắt (II) dễ bị oxi hóa thành muối sắt (III).        

2FeCl2     +    Cl2                →    2FeCl3

 (lục nhạt)                                  (vàng nâu)

 10FeSO4  + 2KMnO4  + 8H2SO4   →   5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4  +  8H2O        

               (dung dịch màu tím)                     (dung dịch màu vàng)

2. Hợp chất sắt (III)

a. Sắt (III) oxit

-Sắt (III) oxit là chất rắn màu nâu đỏ, không tan trong nước.

-Sắt (III) oxit là một oxit bazo.

b. Sắt (III) hidroxit

-Sắt (III) hidroxit là oxit bazo, không tan trong nước và có màu nâu đỏ.

c. Muối sắt (III)

-Muối sắt (III) có tính khử, dễ bị khử thành muối sắt (II).

          Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2