Hướng dẫn soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn (trích) - Ngô gia văn phái

Câm Yen

Hình ảnh của vua Quang trung

Kim Taeyeon
19 tháng 10 2017 lúc 14:04

- Là một vị vua anh minh

- Một vị tướng có tài thao lược

- Được nhân dân yêu mến

- Nhân cách cao đẹp

- Có lòng yêu nước nồng nàn

- Quả cảm tài trí

Bình luận (0)
Đặng Thị Huyền Trang
19 tháng 10 2017 lúc 19:37

Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán: từ đàu đến cuối đoạn trích , Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai roongjmaf ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.

Hơn thế nữa ông còn có một trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:

Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. Đưa ra lời phủ dụ có thể coi như bài hịch ngắn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác động kích thích lòng người yêu nước và truyền thống quật cường của đân tộc.

Sáng suốt nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người, thể hiện qua cách xử tri với các tướng sĩ tại Tam Điệp, khi Sở và Lân mang gươm trên lưng chịu tội. ông rất hiểu sở trường sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người đúng việc,…

Bình luận (0)
Mai Nguyen
17 tháng 7 2018 lúc 22:16
Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ là một nhân vật lịch sử đặc biệt. Cuộc đời ông gắn liền với những lần chinh phạt đánh thù trong giặc ngoài, đặc biệt là chiến thắng vang dội quét sạch 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789. Thế nhưng, cùng với sự ra đi quá sớm của ông, triều đại Tây Sơn cũng tồn tại quá ngắn ngủi trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, khiến những tư liệu mô tả về ông cho đến nay vẫn chưa đầy đủ. Trong đó, có chuyện tranh vẽ chân dung ông kèm giai thoại về Vua Quang Trung giả cùng đoàn tùy tùng đi sứ sang Trung Hoa chúc thọ bát tuần vua Càn Long nhà Thanh. Vì vậy, việc nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính công bố tài liệu về bức tranh cổ, do nhà nghiên cứu Trần Quang Đức sưu tầm tại bảo tàng cố cung Trung Quốc được cho là chân dung Vua Quang Trung đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là giới nghiên cứu lịch sử văn hóa, mặc dù phần lớn ý kiến đều cho rằng bức chân dung bán thân vẽ Vua Quang Trung trong hình dáng gầy gò, già hơn nhiều so với tuổi 37 của ông là không đáng tin cậy. Người Việt Nam lâu nay dường như đã quá quen với hình ảnh Vua Quang Trung là một võ tướng anh hùng. Vì vậy, mà bức chân dung vẽ Vua Quang Trung cưỡi ngựa đăng trên Đông Thanh tạp chí số 1 năm 1932 mặc nhiên được mọi người chấp nhận. Sau đó, bức tranh chân dung này xuất hiện ở Tập san Sử Địa, số 9-10 phát hành Tết Mậu Thân và được in lại trên nhiều ấn phẩm khác, với ghi chú: “Ảnh do Vua Càn Long sai vẽ năm 1790”, được dẫn nguồn là từ tập “Mãn Châu cổ họa”.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Trọng Nghĩa
Xem chi tiết
 Quỳnh Anh Shuy
Xem chi tiết
Trọng Chi Ca Vâu
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Anh
Xem chi tiết
 Quỳnh Anh Shuy
Xem chi tiết
Bích Phượng
Xem chi tiết
ʚĭɞ Thị Quyên ʚĭɞ
Xem chi tiết
Thánh Trở Lại
Xem chi tiết
nguyễn thị thùy dương
Xem chi tiết