Tập làm văn lớp 6

Phạm Lạc Linh

Hình ảnh của bác lao công cần mẫn làm sạch đẹp cho ngôi trường em , khiến e cảm thấy rất nể phục . Hãy viết một bài văn kể về bác lao công ấy .

Phương Thảo
4 tháng 12 2016 lúc 22:15

Tôi bàng hoàng chứng kiến một cảnh tưởng đáng buồn. Một bạn học sinh với kiểu tóc không giống ai,chiếc áo đồng phục vẽ nhằng nhịt những biểu tượng khó hiểu và khuôn mặt lèo loẹt phấn son chị vừa đi vừa thong thả vứt tất các những vỏ bim bim,chai nước xuống sân trường. Bác lao công vội vàng chạy đến thu dọn không may đụng phải cô học trò không biết thân biết phận kia. Cô bạn này quay phắt lại đôi mắt lườm đầy dữ tợn .Bác lao công lúi húi nhặt rác ,chiếc lưng còng, lom khom đến tội nghiệp.Không nhận ra hành vi sai trái của mình,cô bạn ngúng nguẩy những ngón tay sơn đủ các màu,ẩy bác một cái kêu “Xi” một tiếng rõ phách lối. Bác hơi ngẩng lên rồi lại cúi xuống nhặt nốt vỏ kẹo dưới chân cô học sinh rồi lủi thủi quay về ngách nhỏ sau trường. Bóng bác khuất dần sau bức tường, để lại cho tôi những tiếng nấc nghẹn ngào chặn ngang cổ họng …

Lại thêm một giờ ra chơi nữa . Chiếc chổi tre vẫn loẹt quẹt trên sân trường. Cô học sinh hôm trước vẫn thản nhiên ăn uống nhồm nhoàm,rồi rồi xả rác bừa bãi không chút ưu tư. Bác lao công một lần nữa thực hiện công việc của mình. Lần này tiếng nói “Xí “ đanh đá kia không vang lên nữa mà thay vào đó những tiếng nói thầm thì khó nghe về bác và một tràng cười lạnh lùng. Tôi nhận thấy trong đôi mắt của Bác ánh lên nỗi thất vọng và mệt mỏi. Nhưng rồi mọi sự vẫn vậy. Bác vẫn tiêp tục cặm cụi quét dọn rồi nhanh chóng đi vào cái ngách hôm nọ.

Chứng kiến câu chuyện ấy,trái tim tôi như bị ai bóp nghẹn.Bỗng một em học sinh nhỏ tuổi chạy lại, khẽ khàng góp ý với chị học sinh kia. Em nói chưa dứt lời ,cô chị kiêu ngạo đã mắng em ấy té tát và bỏ đi như chưa xảy ra điều gì! Em bé nhẹ rơi lệ, nước mắt lăn trên đôi má, thương ghê lắm! Tôi vội vàng chạy lại,hấp tấp lục hết các túi áo rồi rút ra đưa cho em một chiếc kẹo mút. Ngoảnh lại nhìn về phía cái ngách nhỏ, tôi thấy mình không thể tiếp tục khoanh tay đứng ngoài. Tôi báo câu chuyện với cô tổng phụ trách. Và một ngày sau chị học sinh ăn chơi ấy bị kỷ luật .
 

Giờ đây câu chuyện về bác lao công đã in sâu vào tâm trí học sin Ngô Sĩ Liên chúng tôi.Bác cũng không còn phải lưu giữ nỗi buồn trong đôi mắt mà thay vào đó là niềm vui trào dâng bất tận …
Có những công việc nhỏ luôn thầm lặng nhưng tất cả chúng ta đều phải kính trọng và biết ơn. Và hơn hết,bằng lòng tôn trong và tình yêu thương đến từ trái tim mỗi con người. Đó là suy nghĩ của tôi sau khi câu chuyện này kết thúc.
 

Bình luận (1)
Nguyễn Trần Thành Đạt
4 tháng 12 2016 lúc 23:29

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

“Những đêm hè

Khi ve ve

Đã nghỉ

Tôi lắng nge

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây... nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ’ của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác... Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen...cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn... Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút... Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.

Bình luận (0)
Linh Phương
5 tháng 12 2016 lúc 13:40

Tả một bác lao công đang làm việc

Đề bài: Tả một bác lao công đang làm việc

Bài làm

    

Trường tôi rộng lắm với rất nhiều phòng học nhưng lúc nào chúng cũng sạch sẽ, mát mẻ. Đó là nhờ bàn tay chăm chỉ của bác lao công trường tôi.

“Những đêm hè

Khi ve ve

Đã nghỉ

Tôi lắng nge

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng me…”

Khi đọc bài thơ “Tiếng chổi tre” cùa nhà thơ Tố Hữu, tôi nhắm mắt lại tưởng tượng chị lao công cần mẫn, vất vả. Nhưng khi nhìn thấy bác lao công trường tôi làm việc, hình ảnh ấy rõ nét hơn, cụ thể và sinh động hơn.

Bác lao công năm nay đã gần năm mươi tuổi. Tuy vậy, bác vẫn là người phụ nữ khỏe mạnh và chăm chỉ làm việc. Lúc nào tôi cũng thấy bóng bác đi qua đi lại. Có khi bác ở khu sân trường nhưng có khi đã thấy bác ở vườn cây… nhanh nhẹn lạ lùng. Một hôm về học muộn, tôi thấy bác đang quét dọn các phòng học. Nhìn từ xa, trông bác như một “vệ sĩ’ của môi trường. Bác bịt kín mặt chỉ còn thấy đôi mắt. Tay phải cầm cây chổi, tay trái cầm thùng rác, bác đến từng lớp một. Cuối buổi học, lớp nào nhìn cũng như một “chiến trường” với những “chiến tích” của các cô cậu học trò. Bác cúi nhặt từng tờ giấy, từng cái túi bỏ vào thùng rác… Rồi cặm cụi, bác quét khắp cả lớp, từng gầm bàn một. Chổi bác đưa đến đâu dường như bao nhiêu bụi bẩn bị quét sạch đến đấy. Chúng sợ hãi chạy trốn nhưng cũng không thể nhanh hơn bàn tay bác. Sàn nhà đã sạch bóng, bác kê lại những dãy bàn ghế cho ngay ngắn như chúng em xếp hàng. Cuối cùng là anh bảng đen. Cuối buổi nhìn anh ấy thật lem luốc. Nhưng được bàn tay dịu dàng của bác lao công lau rửa, anh lại bảnh bao với mầu đen láng mịn. Nhìn anh thật kiêu hãnh. Khắp cả gian phòng đã được quét dọn cẩn thận. Bác đưa mắt nhìn một lượt như ngắm lại thành quả cùa mình. Bàn ghế, bảng đen…cũng nhìn bác lao công như thầm cảm ơn… Cứ thế, hết phòng này đến phòng khác, bóng bác cứ âm thầm, lặng lẽ một mình trên hành lang lớp học dài hun hút… Bác lao công như một anh hùng lăn xả vào các chiến trường mà mỗi lúc bước vào là chiến trận hỗn độn nhưng khi bước ra là cà một thế giới bình yên.

Khi những tia nắng cuối ngày sắp tắt, bác lao công mới xong công việc của mình. Mặc dù làm việc trong tiết trời oi bức nhưng vẫn thấy trên khuôn mặt bác lao công niềm vui của người lao động chân chính. Niềm vui ấy được xuất phát từ chính tấm lòng và sự chăm chỉ của bác. Nhưng tấm lòng của bác lao công không phải ai cũng thấu hiểu. Bác lúc nào cũng âm thầm làm công việc của mình, những việc vì học trò chúng tôi. Lúc này đây tôi mới thấy được sự vất vả của bác. Thế mà học trò chúng tôi cứ vô tâm không để ý khiến cho công việc của bác nặng nề hơn.

Không có công việc nào là thấp kém, mỗi việc dù nhỏ đến đâu thì những đóng góp của nó cũng mang lại lợi ích cho con người và xã hội. Như bác lao công trường tôi, chăm chỉ cần mẫn với công việc của mình dù không ai biết đến nhưng công việc ấy đã mang đến cho học trò chúng tôi cả một không gian thoáng mát.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
trịnh mai chung
Xem chi tiết
dream XD
Xem chi tiết
vũ minh ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn ngọc Khế Xanh
Xem chi tiết
29-Hồ Thanh Tâm
Xem chi tiết
nkoc nhí nhảnh
Xem chi tiết
Khánh Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Trẻ
Xem chi tiết
Khánh Linh Nguyễn
Xem chi tiết