Tham khảo:
* Giới thiệu: khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn
- Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 70km về hướng Tây - Tây Nam.
- Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc tôn giáo của Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).
- Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ đều được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo … Sự kết hợp hài hòa với những mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động.
- Là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, Shiva là vị thần được tôn thờ tại vương quốc Chămpa. Đền thờ tại Mỹ Sơn được các vương triều Chămpa xây dựng để thờ thần Shiva.
- Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sĩ Chăm học cách trang trí mỹ thuật và thực hiện nó theo phong cách của người Ấn Độ. Nhưng rồi dần về sau, tính bản địa đã được thể hiện. Theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sĩ Chămpa; đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hóa mà họ tiếp nhận. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hóa.
- Tuy chỉ là những công trình xây dựng có kích thước vừa và nhỏ, nhưng kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chămpa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.
- Đến năm 1999, khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
* Biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích:
- Khi thực hiện trùng tu các khu di tích, cần đảm bảo việc:
+ Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc của di tích.
+ Trùng tu, khôi phục lại di tích phải gắn liền với sự nghiên cứu kĩ lưỡng về mặt lịch sử, nghệ thuật.
+ Nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp kĩ thuật và vật liệu trùng tu phù hợp với từng di tích.
- Tuyên truyền, vận động người dân chung tay góp sức cùng các cơ quan chức năng của địa phương để bảo vệ, bảo tồn di tích.
Di tích văn hoá Chăm: Phật viện Đồng Dương
Phật viện Đồng Dương là một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Chămpa, thuộc vào hàng tu viện lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ. Phật viện Đồng Dương được vua Indravarman II (Vương quốc Chămpa) xây dựng vào năm 875. Do lòng tin vào Phật giáo, nhà vua đã cho dựng lên một Phật viện (Vihara) và đền thờ Laksmindra Lokesvara Svabhayada. Nổi bật nhất là bức tượng Phật bằng đồng cao hơn 1m. Nhận định chung bức tượng này được xem là nghệ thuật hoàn hảo và đẹp vào loại bậc nhất của khu vực Đông Nam Á. Khu đền thờ chính nằm trong một khu vực hình chữ nhật dài 326m, rộng 155m, xung quanh có tường gạch bao bọc, từ khu đền chính có một con đường dài khoảng 760m chạy về phía đông đến một thung lũng hình chữ nhật. Ngoài phần chánh điện được phát hiện hệ thống nền gạch của một khu tăng xá, giảng đường nối nhau trên một chu vi rộng lớn, những viên ngói lợp các khu xây dựng cũng được phát hiện rải rác, chứng minh đây là mô hình Phật viện khép kín rất lý tưởng cho công cuộc đào tạo tăng tài. Mặc dù đã trở thành phế tích do ảnh hưởng nhiều bởi chiến tranh, Phật viện Đồng Dương vẫn còn ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa lịch sử.
* Để bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử cần:
+ giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.
+ đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa
+ không vứt rác bừa bãi
+ tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật
+ tham gia các lễ hội truyền thống.
+ nhắc nhở, tuyên truyền với về tầm quan trọng và ý nghĩa của di sản văn hoá
Tham Khảo !
Giới thiệu: khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn
- Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp có đường kính khoảng 2km, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 70km về hướng Tây - Tây Nam.
- Đền tháp ở Mỹ Sơn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc tôn giáo của Chămpa. Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII), các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).
- Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ đều được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo … Sự kết hợp hài hòa với những mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động.
- Là một quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ, Shiva là vị thần được tôn thờ tại vương quốc Chămpa. Đền thờ tại Mỹ Sơn được các vương triều Chămpa xây dựng để thờ thần Shiva.
- Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sĩ Chăm học cách trang trí mỹ thuật và thực hiện nó theo phong cách của người Ấn Độ. Nhưng rồi dần về sau, tính bản địa đã được thể hiện. Theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sĩ Chămpa; đền tháp tại Mỹ Sơn mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hóa mà họ tiếp nhận. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, nên các đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hóa.
- Tuy chỉ là những công trình xây dựng có kích thước vừa và nhỏ, nhưng kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí người Chămpa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí.
- Đến năm 1999, khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
* Biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích:
- Khi thực hiện trùng tu các khu di tích, cần đảm bảo việc:
+ Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc của di tích.
+ Trùng tu, khôi phục lại di tích phải gắn liền với sự nghiên cứu kĩ lưỡng về mặt lịch sử, nghệ thuật.
+ Nghiên cứu, lựa chọn các giải pháp kĩ thuật và vật liệu trùng tu phù hợp với từng di tích.
- Tuyên truyền, vận động người dân chung tay góp sức cùng các cơ quan chức năng của địa phương để bảo vệ, bảo tồn di tích.
tham khảo:
Di tích văn hoá Chăm: Phật viện Đồng Dương
Phật viện Đồng Dương là một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Chămpa, thuộc vào hàng tu viện lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ. Phật viện Đồng Dương được vua Indravarman II (Vương quốc Chămpa) xây dựng vào năm 875. Do lòng tin vào Phật giáo, nhà vua đã cho dựng lên một Phật viện (Vihara) và đền thờ Laksmindra Lokesvara Svabhayada. Nổi bật nhất là bức tượng Phật bằng đồng cao hơn 1m. Nhận định chung bức tượng này được xem là nghệ thuật hoàn hảo và đẹp vào loại bậc nhất của khu vực Đông Nam Á. Khu đền thờ chính nằm trong một khu vực hình chữ nhật dài 326m, rộng 155m, xung quanh có tường gạch bao bọc, từ khu đền chính có một con đường dài khoảng 760m chạy về phía đông đến một thung lũng hình chữ nhật. Ngoài phần chánh điện được phát hiện hệ thống nền gạch của một khu tăng xá, giảng đường nối nhau trên một chu vi rộng lớn, những viên ngói lợp các khu xây dựng cũng được phát hiện rải rác, chứng minh đây là mô hình Phật viện khép kín rất lý tưởng cho công cuộc đào tạo tăng tài. Mặc dù đã trở thành phế tích do ảnh hưởng nhiều bởi chiến tranh, Phật viện Đồng Dương vẫn còn ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa lịch sử.
* Để bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử cần:
+ giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.
+ đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa
+ không vứt rác bừa bãi
+ tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật
+ tham gia các lễ hội truyền thống.
+ nhắc nhở, tuyên truyền với về tầm quan trọng và ý nghĩa của di sản văn hoá