Hướng dẫn soạn bài Ông đồ - Vũ Đình Liên

SA Na

Hãy phân tích giá trị nghệ thuật của câu hỏi tu từ trong 3 khổ thơ sau

"Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâủ
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầụ

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi baỵ

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?"

(Ông đồ - Vũ Đình Liên)

giúp mình vs nha mọi người
nhanh nhanh nhé

cảm ơn mọi người nhìu !!!

Phương Trần
18 tháng 3 2017 lúc 20:39

Bức tranh thứ hai (III, IV, V): màu đỏ phai mờ, mực đọng như giọt lệ, thay vào giấy đỏ là lá vàng rơi; và như sương mờ bao phủ, bâng khuâng và mờ mịt, là câu thơ Ngoài giời mưa bụi bay, và một câu hỏi xót thương thấm vào không gian vô cùng và thời gian vô tận, đến nay (và chắc là mãi mãi) còn vang dội trong lòng người. Nhịp thơ ba đoạn cuối này là nhịp ngập ngừng, tái tê. Luôn luôn nó dừng lại, luôn luôn nó điệp trùng, day dứt, những câu thơ như quẩn quanh, ngơ ngẩn

t

Thứ nhất, nó điệp trùng ở cấu trúc các đoạn thơ. Mỗi đoạn thơ bốn câu, bao gồm hai câu đầu nói đến ông đồ (gián tiếp hay trực tiếp), và hai câu sau, tình cảm của nhà thơ (hay cái nhìn của ông đồ? Giấy đỏ... mực đọng... lá vàng... mưa bụi). Nếu ta ghép lại thành hai bài thơ riêng, bài 1 gồm các câu thơ 9, 10 - 13, 14 - 17, 18 và bài 2 gồm các câu thơ 11, 12 - 15, 16 — 19, 20, ta sẽ có một hình ảnh toàn vẹn về ông đồ, mờ dần rồi biến hẳn (Nhưng mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu? / Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay,/ Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa), và ta sẽ có một bài thơ về biến diễn tình cảm của nhà thơ (Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu, / Lá vàng rơi trẽn giấy, Ngoài giời mưa bụi bay,/ Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?). Bóng dáng ông đồ chìm dần và tình cảm của nhà thơ tăng dần về nỗi cô đơn. Đó là những xung đột giữa các nhịp mạnh và các nhịp nhẹ, tạo nên sức sống động của bài thơ.
Thứ hai, trùng điệp của nhịp thơ (2+3) trong sáu câu tả tình:

Giấy đỏ / buồn không thắm
Lá vàng/ rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay v.v...

Những trùng điệp diễn đạt nỗi luyến tiếc buồn thương mênh mông, nỗi buồn tan vào không gian mờ mịt (mưa bụi ngoài giời, hồn ở đâu), vào thời gian thăm thẳm (muôn năm cũ).

Thứ ba, trùng điệp đối xứng từng cặp sóng đôi, tha thiết, không thôi: cùng những câu thơ trên còn gây nên điệu nhạc một khúc ngâm, một bi ca cổ điển:

Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiền sầu.
Lá vàng rơi trên giấy - Ngoài giời mưu bụi bay.

Tất cả trùng điệp trên tạo cho ông đồ chất thơ tuyệt đối, tính nhạc thuần túy, thơ là trùng điệp.

Một số nhà bình luận nói đến “chủ đề hoài cổ” của thơ Vũ Đình Liên, có lẽ chưa đủ, và có lẽ ông đồ còn là một triết lí về thời gian.

Thời gian khách quan: Mỗi năm hoa đào nở và năm nay đào lại nở: hoa đào, biểu tượng của thời gian vần vũ, đi rồi trở về, mãi mãi, vô tình, vui tươi và nghiệt ngã.

Thời gian con người, thời gian văn hóa: ông đồ bày mực tàu giấy dỏ và không thấy ông đồ xưa. Ông đồ đến và ông đồ biến đi vĩnh viễn, nay chỉ còn là nỗi nhớ (ông đồ xưa) buồn man mác.

Hai thời gian này va chạm nhau và gây nên những bi kịch. Ông đồ là một bi kịch.

Bình luận (0)
Thời Sênh
13 tháng 2 2019 lúc 15:18

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu...

Hai câu thơ cuối sử dụng biện pháp nhân hoá, và Vũ Đình Liên đã thành công miêu tả cảnh vật thê lương, sự buồn tủi của ông đồ già thấm sang cả những đồ vật vô tri vô giác. " Giấy đỏ không thắm, mực trong nghiên sầu" , cảnh vật thật xơ xác. Nếu trong quá khứ, ông đồ chính là một chiếc lá xanh non mơn mởn, rung rinh đón chào sự ngưỡng mộ, lời khen của những chiếc lá khác, thì hiện tại, ông như một phiến lá già khô, héo ủa, bị lu mờ trong khung cảnh thê lương, phải cố gắng níu giữ cành cây với chút hơi sống tàn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Kim Taehyungie
Xem chi tiết
Cindy Nguyễn
Xem chi tiết
Hoang the anh
Xem chi tiết
Tuyết Lê
Xem chi tiết
Đỗ Thị Linh Trang
Xem chi tiết
Trương Gia Phong
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Tạ Phương Loan
Xem chi tiết