1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh):
- Nội dung: Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí:"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Nó là truyền thống quý báu của ta". Truyền thống này cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
- Nghệ thuật: luận điểm ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, thuyết phục. Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục, cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.
- Phương thức biểu đạt: nghị luận( chứng minh)
2. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng):
- Nội dung: giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
- Nghệ thuật: dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện, kết hợp chứng minh, giải thích, bình luận. Lời văn giản dị, giàu cảm xúc.
- Phương thức biểu đạt: nghị luận (chứng minh kết hợp giải thích và bình luận)
3. Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn):
- Nội dung:
+ Giá trị hiện thực: phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ "lòng lang dạ thú".
+ Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân do thiên tai. Lên án thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền trước tình cảnh, cuộc sống "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân.
- Nghệ thuật:
+ Kết hợp thành công hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật.
+ Lựa chọn ngôi kể khách quan.
+ Ngôn ngữ kể, tả ngắn gọn, khắc họa chân dung nhân vật sâu sắc.
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Chúc bạn học tốt!
bạn có thể tham khảo ghi nhớ trong sgk
PTBĐ: Nghị luận