Nguyên tử nguyên tố X có tổng các loại hạt cơ bản là 40, trong đó số hạt mang điện dương ít hơn số hạt không mang điện là 1 hạt.
a. Tìm số khối và điện tích hạt nhân của X.
b. X sẽ tạo thành ion dương hay ion âm ? Viết quá trình hình thành ion tương ứng từ X ?
Nguyên tử Na có chứa 11e, 11p, 12n a. Tính khối lượng nguyên tử Na theo đơn vị g và theo u? b. Tính tỉ số khối lượng nguyên tử so với khối lượng hạt nhân? Từ đó có thể coi khối lượng nguyên tử thực tế bằng khối lượng hạt nhân được không ? c. Trong 4,6g Na chứa bao nhiêu e? Bao nhiêu n? d.khi có 1,2044.10 mũ 23 e thì ứng với bao nhiêu gam Na?
Nguyên tử X tạo được ion X- có 116 hạt các loại. Xác định điện tích hạt nhân, số khối của nguyên tử X. Viết cấu hình electron dạng ô lượng tử của X và X-
Nguyên tố kali có hai đồng vị là X và Y. Biết nguyên tử đồng vị X có điện tích hạt nhân là 19+ và có tổng số hạt cơ bản là 58. Đồng vị Y chiếm 9,5% số nguyên tử, hạt nhân của Y có số nơtron nhiều hơn hạt nhân của X một hạt.
a. Tính số khối mỗi đồng vị?
b. Tính nguyên tử khối trung bình của kali.
c. Tính phần trăm khối lượng của X trong K3PO4 (Cho nguyên tử khối: P = 31, O = 16).
1:Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử nguyên tố X là 36.Trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.Xác định số hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử X?
2:Tổng số hạt trong nguyên tử là Y là 54 hạt,trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14.
a)Xác định các loại hạt trong Y b)Xác định đơn vị điện tích hạt nhân của Y c)Viết kí hiệu nguyên tử Y
3:Nguyên tử R có tổng số hạt là 115.Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25.Xác định nguyên tử R từ đó suy ra STT của R?
-Mình cần rất gấp,các bạn giúp mình với!-
Phát biểu nào sau đây là đúng? Giải thích? A, Đồng vị là hiện tượng các hạt có cùng số khối. B, So với các nguyên tử thì các ion âm tạo thành từ nguyên tử đó luôn có bán kính lớn. C, Điện tích hạt nhân nguyên tử bằng số proton và bằng số electron trong nguyên tử. D, Các tiểu phân Ar, K+, Cl- đều có cùng số điện tích hạt nhân.
Bài 2: Hãy xác định số e, số p, số n, điện tích hạt nhân và viết kí hiệu nguyên tử của các trường hợp sau: a) Tổng số hạt cơ bản trong một nguyên tử là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. b) Tổng số hạt cơ bản trong một nguyên tử là 40, trong đó số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1. c) Tổng số hạt cơ bản trong một nguyên tử là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. d) Tổng số hạt cơ bản trong một nguyên tử là 52, trong đó số hạt không mang điện bằng 1,06 lần số hạt mang điện âm.
Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt các loại là 60 hạt. Trong hạt nhân của nguyên tử đó, số hạt mang điện dương bằng số hạt không mang điện.
a.Tính số hạt mỗi loại và viết kí hiệu nguyên tử R?
b. Viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của R trong bảng tuần hoàn, giải thích?
c. Viết cấu hình e của ion tạo bởi R, giải thích?
d.Đốt cháy hết m(g) R trong 4,48 lít khí oxi (đktc). Tính m?
1) Oxit kim loại ở mức hóa trị thấp chứa 22,56% O, còn oxit của kim loại đó ở mức hóa trị cao chứa 50,48% O. Xác định kim loại đó.
2)hợp chất A có công thức hóa học RX2 trong đó R chiếm 63,22% về khối lượng trong hạt nhân của nguyên tử R có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 5 hạt trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện.Tổng số hạt p trong phân tử RX2 là 41 hạt. tìm CTHH của hợp chất A
3) một hợp chất hữu cơ có thành phần khối lượng các nguyên tố như sau 85,7% C;14,3% H biết phân tử hợp chất nặng gấp 28 lần phân tử hidro.tìm CTHH của hợp chất đó