Văn bản ngữ văn 7

nguyễn thị thanh ngọc

hai câu cuối bài thơ cảnh khuya , bác hồ viết :

cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

a. chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên

b. tâm trạng của người chiến sĩ , thi sĩ được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ trên

Đạt Trần
16 tháng 4 2017 lúc 15:04

viết đoạn văn ngắn để bao quát 2 câu trên:

Cảnh khuya là bài thơ hay của chủ tịch HCM sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. 2 câu cuối của bài thơ đã bao quát toàn bộ nội dung của bài thơ. 2 câu cuối đã khéo léo sử dung biện pháp tu từ: so sánh ( cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ ) , điệp ngữ( chưa ngủ) Qua đó ta thấy rõ được tâm hồn người thi sĩ cũng như là người chiến sĩ Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ” không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ. Bác quả thật vô cùng cao thượng

Bình luận (0)
Thảo Phương
16 tháng 4 2017 lúc 15:34

a)Phép tu từ:So sánh

b)Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay ?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp.Còn một lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Còn ở câu dưới, Bác chưa ngủ vì nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà.Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi lôgíc nhưng thực ra hai điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.

Bình luận (0)
Jeon JungKook
12 tháng 12 2019 lúc 21:53

Em chỉ tạo cho hai câu gộp lại làm một thôi ạ!!!

- Sử dụng phép tu từ: điệp ngữ "chưa ngủ" được lặp lại 2 lần

- Tác dụng:

+ Điệp ngữ "chưa ngủ" đứng ở cuối câu 3 và đầu câu 4 như là 1 cái bản lề khép mở. Khép lại và mở ra 2 phía tâm trạng trong con người Bác. Đó chính là niềm say mê vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi lo việc nước.

+ Hai tâm trạng ấy thống nhất, gắn bó trong con người Bác.

+ Đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và lòng yêu nước sâu sắc của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh cho thấy sự hoà hợp giữa cái chất người nghệ sĩ và cái chất người chiến sĩ trong con người của Bác.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
phúc nguyễn
5 tháng 1 2022 lúc 13:54

hhhhi

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
nguyễn thị thanh ngọc
Xem chi tiết
Hiền Lê
Xem chi tiết
Tự Do
Xem chi tiết
ttruc.ng
Xem chi tiết
Tạ Kiều Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Nguyễn Đào Thuỳ Dương
Xem chi tiết
WasTaken DRACO
Xem chi tiết
Kim thắm Lê thị
Xem chi tiết