Kẻ ME⊥AB(E∈AB) và MF⊥AC(F∈AC)
Xét ΔAEM vuông tại E và ΔAFM vuông tại F có
AM chung
\(\widehat{EAM}=\widehat{FAM}\)(AM là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\), E∈AB, F∈AC)
Do đó: ΔAEM=ΔAFM(cạnh huyền-góc nhọn)
⇒AE=AF(hai cạnh tương ứng) và EM=FM(hai cạnh tương ứng)
Xét ΔEMB vuông tại E và ΔFMC vuông tại F có
MB=MC(M là trung điểm của BC)
ME=MF(cmt)
Do đó: ΔEMB=ΔFMC(cạnh huyền-cạnh góc vuông)
⇒BE=CF(hai cạnh tương ứng)
Ta có: AE+EB=AB(E nằm giữa A và B)
AF+FC=AC(F nằm giữa A và C)
mà AE=AF(cmt)
và EB=FC(cmt)
nên AB=AC
Xét ΔABC có AB=AC(cmt)
nên ΔABC cân tại A(định nghĩa tam giác cân)(đpcm)