Giúp tớ với (ai làm được cho 1 like) :
Câu 1 :
Trên cùng 1 nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ax , vẽ tia Ay , Az sao cho góc xAy = 60° , xAz = 120°
a ) Tính số đo góc yAz .
b ) Ay có phải là tia phân giác của góc xAz không ? Vì sao ?
c ) Ak là tia đối của tia Ay . Tính số đo của góc xAk .
Câu 2
Trên cùng 1 nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Om , vẽ tia On , Ot sao cho góc mOn = 40° , góc mOt = 160°
a ) Tính số đo góc nOt
b ) Vẽ Oz là tia phân giác của góc mOt . Tính số đo góc mOz
c ) Tia On có phải là tia phân giác của góc mOz không ? Vì sao ?
Cần gấp ! Làm ơn đi !!!!!!!!!!!!!!!!!!!! Bắt đầu từ 21 : 10
Bài 1: (hình tự vẽ nha)
a) xAy^ < xAz^ => tia Ay nằm giữa 2 tia Ax và Az (1)
Hay xAy^ + yAz^ = xAz^
=> yAz^ = xAz^ - xAy^ = 120o - 60o =60o
b) Từ (1) và xAy^ = yAz^ => Ay là tia.....
c) Ta có: xAy^ + xAk^ = 180o
=> xAk^ = 180o - xAy^ = 180o-60o = 120o
Bài 2: (hướng dẫn thôi)
a) cách giải tương tự câu a bài 1
b) Vì Oz là tia phân giác mOt nên:
mOz^ = mOt^ /2 = 160o/ 2= 80o
c) - Tính nOz^ (cái này chắc dễ - kết quả là 40o) => nOz^ = mOn^ (*)
- Vì mOz^ > mOn^ nên On nằm giữa 2 tia Om và Oz (**)
Từ (*) và (**) => On là tia phân giác của mOz^
1.atrên cùng một nửa mp có bờ chứa tia Ax có:
xAy=60độ; xAz=120độ
\(\Rightarrow\)xAy<xAz(vì 60độ<120độ)
\(\Rightarrow\)tia Ay nằm giữa hai tia Ax và Az
\(\Rightarrow\)xAy+yAz=xAz
\(\Rightarrow\)yAz=xAz-xAy
thay xAz=120độ; xAy=60độ,ta có:
yAz=120độ-60độ
\(\Rightarrow\)yAz=60độ
1.b.Ta có:
+tia Ay nằm giữa hai tia Ax và Az
+xAy=yAz
\(\Rightarrow\)tia Ay là tia pg của xAz
1.c.vì Ak là tia đối của tia Ay
nên kAx và xAy là 2 góc kề bù
\(\Rightarrow\)kAx + xAy=180độ
\(\Rightarrow\)kAx=180độ-xAy
hay kAx=180độ-60độ
\(\Rightarrow\)kAx=120độ
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Om có góc mOn < góc mOt ( 40 độ < 160 độ )
\(\Rightarrow\)Tia On nằm giữa hai tia Om và Ot
\(\Rightarrow\) góc mOn + góc nOt = góc mOt
hay 40 độ + góc nOt = 160 độ
\(\Rightarrow\) góc nOt = 160 độ - 40 độ
\(\Rightarrow\)góc nOt = 120 độ
b ) Vì tia Oz là tia phân giác của góc mOt nên góc mOz = góc zOt = \(\dfrac{mOt}{2}=\dfrac{160}{2}=80\) độ
c ) Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Om có góc mOn < góc mOz ( 40 độ < 80 độ )
\(\Rightarrow\) tia On nằm giữa hai tia Om và Oz (1)
\(\Rightarrow\)góc mOn + góc nOz = góc mOz
hay 40 độ + góc nOz = 80 độ
\(\Rightarrow\)góc nOz = 80 độ - 40 độ
\(\Rightarrow\)góc nOz = 40 độ
Do đó : góc nOz = góc mOn ( = 40 độ )(2)
Từ (1) và (2) suy ra tia On là tia phân giác của góc mOz