Giúp mk sọan bài này vs ạ
Văn bản
Nhớ ơn
Ăn một đọi cơm
Nhớ ơn người cày rọng
Ăn một đĩa muống
Nhớ ơn người đào ao
Ăn một quả đào
Nhớ ơn người vun gốc
Ăn một con ốc
Nhớ ơn người đi mò
Sang một chuyến đò
Nhớ ơn người chèo chống
Mùa hè nằm vọng
Nhớ ơn người mắc dây
Đứng mát gốc cây
Nhớ ơn người trồng trọt
(Kho tàng ca dao xứ Nghệ)
* Đọc hiểu văn bản
1. Nêu nghệ thuật, nội dung của bài ca dao
2. Lòng biết ơn được gắn với những sự vật cụ thể nào? Cách nới như thế nào giúp em hình dung được điều gì?
3. Sự lặp đi, lặp lại cấu trúc từng cặp câu có ý nghĩa gì?
4. Những từ ngữ nào tỏng văn bản giúp em khẳng định bài ca dao này có xuất xứ từ xứ Nghệ
5. Suy nghĩ của em về lòng biết ơn
1)
Nghệ thuật : Điệp ngữ" Ăn";"nhớ"
Nội dung:
Chữ "ăn” chữ “nhớ” được điệp lại nhiều lần làm cho ý thơ, giọng thơ được nhấn mạnh, bài học vẻ tình nghĩa thấm sâu vào lòng người, tác dụng giáo dục vô cùng sâu sắc. Tóm lại nhà thơ dân gian đã đi từ cụ thể đến khái quát, nhắc khẽ trẻ em từ “ăn" đến “nhớ” qua đó nêu lên bài học về lòng biết ơn, về tình nghĩa thủy chung ở đời. Bài học ấy đã, được diễn tả thật giản dị, nhẹ nhàng, trong sáng và rất thấm thía.
2)Tác giả ko cần phải nhớ một gì đó đặc biệt, Ko cần có một gì đó đắt đỏ mà chính là những gì đó giản gị nhất thân thuộc nhất như :
+Đọi cơm nhớ đến Người cày ruộng
+Đĩa muống nhớ đến người đào ao
+Quả đào nhớ đến người vun gốc
+Con ốc nhớ đến người đi mò
+Đi chuyến đò nhớ đến người chèo chống
+Nằm vọng nhớ người mắc dây
+Đứng mát gốc cây nhớ đến người trồng trọt
Giúp em hình dung đc:
+ Lòng biết ơn rất đơn giản giù chỉ là nhớ một quả đào, con ốc, đĩa rau muống, chuyến đò,...mà cũng đậm tình nghĩa. Chúng ta phải có lòng biết ơn, thủy chung , sống nhân hậu có nhân cách.
3) Lặp đi lặp lại để bổ sung thêm, để khẳng định lại đc longhf biết ơn. Nó là những gì giản gị nhất
4) Bạn chú ý bài thơ đánh hơi sai chính tả nha
Nhờ vào các từ ngữ địa phương nên ta mới biết đây là bài ca dao xuất xứ từ xứ nghệ:
+ Bát cơm mà gọi là đọi cơm
+Nằm võng mà gọi là nằm vọng
Ngoài ra còn có 1 số từ nữa vì người nghệ có thói quen những từ có dấu ngã là cho thành dấu nặng
5:
Có "vay" thì tất phải có "trả", đó là nghĩa đời. "Đã vay dòng máu thơm thiên cổ – Hãy trả cho ta mạch giống nòi" (Tố Hữu). Nghĩ về quá khứ, ta nhớ ơn tổ tiên. Nghĩ về hiện tại, được sống trong hòa bình, ta nhớ ơn Bác Hồ và các anh hùng liệt sĩ.Ở đời, vì tình nhân ái mà người ta biết giúp đỡ, cưu mang đồng loại. Nhưng "làm ơn há dễ trông người trả ơn” (Truyện Lục Vân Tiên). Tuy vậy, mang ơn người, ta có nghĩa vụ đền đáp. Ta lại biết noi gương tốt của người để sẵn sàng tương thân tương ái những ai đang sống trong cảnh nghèo khổ, hoạn nạn:"Thấy người hoạn nạn thì thương/Thấy người đói rét ta nhường áo cơm".Lòng biết ơn là một trong những đức tính tốt đẹp của con người. Nó làm cho chúng ta biết sống nhân hậu, có nhân cách. Biết sống trong tình thương đồng loại. Biết coi trọng tình nghĩa thủy chung. Biết làm đứa con hiếu thảo trong gia đình. Biết tôn sư trọng đạo. Biết sống thủy chung trong tình bạn, trong nghĩa vợ chồng,…Những kẻ vong ân bội nghĩa, lừa thầy phản bạn, ăn cháo đá bát… là xấu xa, đê tiện nhất, bị mọi người khinh bỉ xa lánh.
1 BIỆN PHÁP :TU TỪ
ND: Chữ "ăn” chữ “nhớ” được điệp lại nhiều lần làm cho ý thơ, giọng thơ được nhấn mạnh, bài học vẻ tình nghĩa thấm sâu vào lòng người, tác dụng giáo dục vô cùng sâu sắc. Tóm lại nhà thơ dân gian đã đi từ cụ thể đến khái quát, nhắc khẽ trẻ em từ “ăn" đến “nhớ” qua đó nêu lên bài học về lòng biết ơn, về tình nghĩa thủy chung ở đời. Bài học ấy đã, được diễn tả thật giản dị, nhẹ nhàng, trong sáng và rất thấm thía.
3 LẶP ĐI LẶP LẠI ĐỂ BỔ SUNG THÊM,ĐỂ KHẲNG ĐỊNH LÒNG BIẾT ƠN .NÓ LÀ NHỮNG GÌ GIẢN DỊ NHẤT
5
Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguôn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng.
Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.
Lòng biết hơn hay “uống nước nhớ nguồn” được hiểu theo nghĩa cả nghĩa đen và nghĩa bóng. “Uống nước” là hành động hằng ngày chúng ta vẫn làm đều đặn, khi chúng ta uống nước, nâng niu trên tay tài nguyên thiên nhiên quý giá thì chúng ta cần phải nhớ rằng nguồn gốc của nó từ đâu mà có, ai đã mang đến cho chúng ta uống. Còn theo hàm ý sâu xa hơn thì uống nước nhớ nguồn là nói lên lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. Cần phải nghĩ về họ, nghĩ về quá khứ và những gì đã qua để thấy được những nhọc nhằn vất cả mà họ đã trải qua để đổi lấy sự yên bình cho chúng ta hôm nay.
Lòng biết ơn mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Lòng biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa.
Ngày nay, lòng biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ.