Hai câu thơ đầu : Tư tưởng nhân nghĩa:
- " Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. "
* Điểm cốt lõi:
+ " Yên dân " : Đem lại cho dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an hưởng thái bình. \(\Rightarrow\) Tác giả lấy dân làm mốc.
+ " Trừ bạo " : Diệt trừ kẻ tàn bạo và quân Minh xâm lược.
- Từ ngữ : " cốt ", " trước " : Để thể hiện vấn đề đầu tiên, cốt lõi phải diệt giặc Minh xâm lược để nhân dân được an hưởng hạnh phúc.
\(\rightarrow\) Là nguyên lí, tư tưởng cơ bản, làm nền tảng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.
\(\Rightarrow\) Quan niệm của Nguyễn Trãi: Có sự kế thừa và phát triển tư tưởng của Nho giáo:
- Kế thừa : Thương dân, vì dân.
- Phát triển : Gắn liền với lòng yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
* Nghệ thuật :
- Dùng từ ngữ chuẩn xác, trang trọng, giàu ý nghĩa, cách đặt vấn đề khéo léo.
- Văn chính luận có kết hợp lí lẽ và dẫn chứng thực tiễn.
Chúc pạn hok tốt!!!
- Tư tưởng nhân nghĩa đc đặt ra ngay ở phần mở đầu của bài, làm nền tảng để triển khai 3 phần sau của bài cáo:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
- Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa ấy là " yên dân " và " trừ bạo". Yên dân là làm cho dân đc sống yên lành, hạnh phúc trong 1 đấ nước độc lập, hòa bình. Muốn yên dân thì phải trừ bạo.
- Nếu dân yên là mục đích thì trừ bạo là phương thức hành động. Đặt vào thời điểm mà Nguyễn trãi viết " Đại cáo bình Ngô" ta thấy: yên dân là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và cũng là lí tưởng cao cả mà suốt đời Nguyễn Trãi theo đuổi ; còn trừ bạo là tiêu diệt quân Minh xâm lược để đem lại hạnh phúc cho người dân Đại Việt, độc lập cho đất nước.
- Tư tưởng này mang ý nghĩa tính cực : hướng về nhân dân, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã diệt trừ xâm lược đem lại thái bình nhân dân.
- Như vậy với Nguyễn Trãi nhân nghĩa không chỉ là 1 khái niệm đạo đức hạn hẹp mà đã đc mở rộng và nâng cao thành 1 lí tưởng xã hội, 1 đường lối chính trị của 1 quốc gia lấy dân làm gốc.