(1)
- Tư tưởng: Học tập.
- Luận điểm thể hiện: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
-Câu mang luận điểm (luận cứ): + Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.
+ Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trỏ giỏi, quả không sai.
(2) Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: câu đầu tiên ( mở bài, luận điểm)
- Phần 2: từ "danh họa" đến "Phục Hưng" (khai triển các ý làm rõ luận điểm, thân bài)
- Phần 3: Phần còn lại (kết bài, kết luận lại luận điểm).
(1). Bài văn nêu tư tưởng: Vai trò của học cơ bản đối với một nhân tài.
Luận điểm chính của bài văn thể hiện rõ từ nhan đề của bài văn: học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn; nói cách khác: để trở thành tài phải học từ cơ bản.
Để thể hiện được luận điểm, người viết đã thiết lập lí lẽ và dẫn chứng:
Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.
Tác giả nêu chuyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng (người viết đã mượn câu chuyện về hoạ sĩ thiên tài làm thành luận cứ thuyết phục cho tư tưởng học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.)
Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.
(2).
– Lập luận của toàn bài, lập luận chiều dọc: Quan hệ tổng phân hợp.
Bố cục : 3 phần
- Mở bài : câu đầu “Ở đời…cho thành tài”.
- Thân bài : “Danh họa….Phục hưng”
+ Câu chuyện : đóng vai trò minh họa cho luận điểm chính
+ Phép lập luận : suy luận nhân quả
- Kết bài : phần còn lại
+ Phép lập luận : suy luận cụ thể - khái quát
+ Kết hợp suy luận nhân quả : nhân là cách học – quả là thành công.