Học ăn học nói học gói học mở : là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
- Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
- Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
- Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
- Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.
Dao có mài mới sắc người có học mới nên : Dao đúc bằng thép tốt đến đâu mà không mài thì cũng không sắc bén. Người dù có tư chất thông minh đến đâu, mà không học thì tư chất thông minh cũng không phát triển được, người đó không thể nên người . Câu này lấy con dao ra làm thí dụ, để khuyên người ta phải học vì: có học thì mới nên người .
Luyện mãi thành tài miệt mài tất giỏi : thật sự có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người.
Khi mới lớn lên tôi cũng vô tư không để ý gì tới những giá trị tưởng chừng nhỏ bé trong cuộc sống như câu nói trên. Hồi đó tôi luôn quan niệm “Mình thích làm gì thì làm, ai nói gì mặc kệ”. Không có gì xảy ra nếu những chuyện tôi làm đúng và được mọi người ủng hộ. Nhưng một ngày kia tôi phát hiện ra rằng, cái vô tư hồn nhiên của mình đã làm cho nhiều người khó chịu và có lời ra tiếng vào. Tôi suy nghĩ rất thoáng và hiện đại, không muốn gò bó mình trong một khuôn khổ ràng buộc nào cả, chính vì vậy tôi thường không để ý tới phản ứng của mọi người xung quanh. Và điều đó đã gây bất lợi cho tôi. Mọi người sẽ thích sự hồn nhiên, vô tư của tôi nếu họ có suy nghĩ thoáng nhưng họ sẽ không hài lòng nếu họ giữ cho mình những tính truyền thống.
Vì vậy, học ăn học nói rất cần thiết. Ông bà ta có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Đúng vậy, tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà chúng ta nói chuyện, cư xử khác nhau. Với bạn bè, ta có thể hồn nhiên cười đùa vô tư, nói có hơi quá đáng một tí cũng chẳng ai trách vì họ hiểu mình đang đùa. Nhưng khi đi làm nếu nói kiểu đó bạn sẽ mất điểm trong mắt của sếp và nguy cơ mất việc là rất cao. Rồi với người lớn hơn, các tầng lớp khác nhau cũng phải có cách hành xử riêng. Đừng để một người nghèo buồn vì cách hành xử khinh người của bạn, hay cũng đừng để người có chức có quyền xem bạn là một kẻ nịnh hót. Nói thì dễ làm mới khó. Nhưng nếu để ý một chút, để ý từ việc nhỏ như cách giao tiếp của những người chúng ta quen biết với nhau chúng ta sẽ học được nhiều điều rất hay.
Kỹ năng sống không đâu xa mà nằm ngay trong những việc hàng ngày. Nói năng cho lịch sự, đàng hoàng, đem lại sự tin tưởng cho người khác cũng là một bài học cho chúng ta. Khi đi học, bạn có thể hồn nhiên vui đùa với bạn bè nhưng bạn không được áp dụng hoàn toàn cái đó vào môi trường làm việc của mình. Môi trường làm việc nhiều tiếng cười sẽ vui vẻ, thoải mái nhưng nó sẽ khác với môi trường học tập.
Đi chơi bạn có thể hồn nhiên, cười đùa hết cỡ nhưng đi làm bạn phải kiềm chế lại bớt cái tính trẻ con của mình. Sắp tốt nghiệp ra trường tôi có rất nhiều điều cần phải trang bị cho mình về cách giao tiếp xã hội. Một anh bạn tôi đã khuyên như thế này: “Em bớt giỡn lại một tí, làm tốt công việc được giao để người khác thấy em đã trưởng thành, đã lớn có thể tin tưởng giao việc cho em”. Cái ấy tưởng chừng nhỏ nhặt lắm nhưng thực sự nếu không chú ý chúng ta có thể bị mất điểm trong mắt mọi người.
Hay một người bạn khác khuyên tôi một cách chân thành: “Lần này về phải làm một cô gái xinh đẹp, không được làm cô gái xấu xí nữa nghe chưa”. Anh vừa đùa vừa thật nhưng tôi hiểu anh muốn nói gì. Anh đang khuyên tôi nên chú ý tới bề ngoài một tí, điều đó sẽ tốt hơn cho tôi trong công việc. Hay việc bạn mặc một chiếc áo sơ mi hơi ngắn, khi cúi người xuống để lộ một phần lưng hay với tay lên hở một phần bụng điều đó là bình thường nếu đi học nhưng nếu đi làm bạn sẽ bị nhiều người chú ý. Hơn nữa việc giao tiếp khi đến các cơ quan chức năng ăn mặc như vậy có phần không được lịch sự cho lắm.
Sống thành thật, không dối trá nhưng khéo léo trong cách giao tiếp. Hay ít ra cũng biết phải làm gì khi có tình huống xảy ra. Một bạn nam thấy một bạn nữ bị đánh mà thờ ơ không lên tiếng cứ lẳng lặng đi một cách vô cảm thì không thể chấp nhận được. Như vừa rồi một chàng trai đã lạnh lùng bỏ đi khi người yêu mình nhảy xuống sông Sài Gòn tự vẫn trong dòng nước xiết. Cô ấy không biết bơi, vẫy vùng trong dòng nước thế mà anh ta mang tiếng là người yêu lại cứ thế bỏ đi. Mà chẳng cần gì tới người yêu, nếu là một trang nam tử thì dù không quen biết khi thấy người khác như vậy cũng phải nhảy xuống cứu nếu biết bơi hoặc đi tìm người giúp. Thế mà anh ta lạnh lùng bỏ đi. Liệu có phải giới trẻ hiện nay quá thờ ơ vô cảm với những chuyện trước mắt mình? Hay việc tự tay giết người yêu cũ của mình rồi vứt xuống sông, thật dã man. Mà sao dạo này nhiều vụ bạo hành xảy ra đến vậy. Không lẽ hiện nay ngưới trẻ thích bạo lực, đâm chém? Giá trị đạo đức nhân văn hay lòng trắc ẩn của con người đâu mất rồi?
Có lẽ giáo dục nên đưa môn đạo đức là một môn học chính dạy cho học sinh những giá trị sống ngay từ khi còn trên ghế nhà trường để các em vững vàng hơn trong cuộc sống và biết hành xử cho tốt.
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” câu này của ông bà ta đã có cách đây rất lâu rồi nhưng đến ngày nay nó vẫn còn nguyên giá trị. Ở đâu, thời điểm nào nó cũng có ý nghĩa và giúp con người ta ứng xử tốt hơn trong xã hội.
Con người ai cũng cần phải học .Từ lâu việc học là vấn đề cần thiết , nó đào tạo chúng ta thành người có kiến thức để giúp ích cho cuộc sống văn minh , tiến bộ . Xã hội ngày một đi lên theo thời gian , đất nước ngày càng cần nhiều nhân tài có trình độ cao . hiểu biết rộng xây dựng đất nước phát triển , sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ từng khuyên dạy . Học không phải là học cho đủ lớp để đi làm mà học còn có nghĩa là học mãi đến già , học những cái mình chưa biết .Vị lãnh tụ vĩ đại Lê – nin đã từng khuyên con cháu rằng : “Học , học nữa , học mãi ”. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu xa trong câu nói đó của ông .
Học là gì ? Học là tìm hiểu , khám phá những điều mình chưa biết , tích lũy kiến thức , rèn luyện bản thân để tăng hiểu biết , trình dộ về mọi mặt . Học không chỉ trong trường lớp mà chúng ta còn phải học ở ngoài đời . Ngoài học những kiến thức văn hóa mà chúng ta còn phải học cách làm người . Học rất đa dạng , học ở khắp mọi nơi , học bất kì lúc nào . Học nữa là học thêm tới mức cao hơn nữa , học hết trình độ này đến trình độ khác , học từ thấp tới cao . Như những người đã đi làm cần phải học thêm cao học , tiến sĩ , …Thế nào là học mãi . Học mãi có nghĩa là học liên tục , học đến suốt đời , học cả khi về già . Câu : “Học , học nữa , học mãi ” khuyên ta phải dốc hết sức mình vào việc học . Luôn luôn học hỏi những diều chưa biết để mở rộng thêm con đường dẫn đến thành công .
Tại sao phải học ? Trên dời , ai cũng phải học , ngay cả tổng thống hay người hành khất đều phải được giáo dục từ nhỏ . Trường học nào cũng dạy học sinh : “Tiên học lễ ,hậu học văn”. Học lễ phép , cách cư xử với xã hội , đạo đức . Từ nhỏ , chúng ta đã học đi , học nói , học gói , học mở . Còn khi đã đến tuổi đi học , chúng ta học thêm văn hóa . Môn học nào cũng vậy , ta phải học từ cái cơ bản nhất đến nâng cao . Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng :" Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài làm gì cũng khó"Nếu như ta học được đức tình tốt của mọi người mà không đến trường để trau dồi kiến thức thì không thể làm được việc gì lớn lao giúp ích cho xã hội . Như chúng ta muốn sang nước ngoài làm việc mà không biết tiếng Anh thì không thể nói chuyện để hiểu ý nhau được . Còn những người có hiểu biết cao mà không có nhân đức thì không giúp ích được gì cho đời . Họ chỉ biết làm giàu cho bản thân mình , bất chấp lời chê trách , phê phán của mọi người. Từ thời xưa đến nay , đất nước ta đã có biết bao nhiêu nhân tài , gương hiếu học đáng được khâm phục . Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển trên đà hiện đại hóa của thế giới . Giờ đây, con nguời phát minh ra nhiều vật dụng , khám phá ra nhiều điều bí ẩn mà xưa nay nhân dân chỉ có thể giải thích hiện tượng đó qua những chuyện cổ tích . Vì thế , chúng ta cần phải trau dồi thêm kiến thức để theo kịp thời đại , không lạc hậu để mọi người không xe thường mình . Việc học không tùy vào tuổi tác , công danh mà tùy vào sự cầu tiến , muốn làm giàu kho tàng kiến thức của mỗi người . Nhà bác học Dariwin đã nói với con trai của ông rằng : ‘ Bác học không có nghĩa là ngừng học ”.
Làm sao để luôn có ý chí trong học tập ? Chúng ta phải xác định mục đích học , ước mơ trong tương lai , ….để cố gắng đạt được ước mơ , nghề nghiệp mình yêu thích . Học không những giúp ích cho đất nước mà còn giúp ích cho bản thân chúng ta . Học để làm việc , kiếm sống cho bản thân mỗi người . Khi chúng ta đã xác định mục đích học tập thì bằng mọi giá chúng ta phải thành công dù có thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa . Kẻ thất bại là kẻ không dám thực hiện ước mơ của mình . Làm việc gì cũng phải có niềm đam mê , lòng nghị lực , quyết tâm thành công thì chúng ta mới làm nên những việc lớn . Anh Nguyễn Đôn Phú Lộc là một gương điển hình đáng để mọi gười noi theo . Anh vẫn tiếp tục đến trường , mỉm cười với mọi người mặc cho căn bệnh ung thư xương dày vò thể xác anh . Nhưng tinh thần và lòng nghị lực cao đã chiến thắng những nỗi đau về thể xác của anh . Thầy cô , bạn bè trong trường ai cũng yêu quý , nể phục anh . Học phải học từ từ không nên gấp vội . Trong lớp phải nghe cô giảng bài kĩ và về nhà phải học thuộc bài để áp dụng , thực hành vào thực tế .Khi đọc sách phải đọc kĩ từng câu chữ rồi xem qua một lượt . Đọc phần nào thấu triệt phần ấy . Học cũng như ăn cơm , cần phải nhai kỹ trước khi nuốt mới có lợi cho thân thể . Học tập phải kết hợp với suy nghĩ . Học tập gồm hai phương diện : lí thuyết, thực hành . Học lí thuyết mà không suy nghĩ tất hồ đồ không rõ . Còn thực hành không suy nghĩ tất thực hành không đúng . Trái lại , chỉ suy nghĩ mà không học tập và thực hành thì trống rỗng chẳng tăng trưởng được chút bản lĩnh nào . Ngoài ra , cần phải đọc thêm nhiều tài liệu , báo chí để mở mang thêm kiến thức của mình .
Tóm lại, lời khuyên của vị lãnh tụ Lê –nin có ý nghĩa rất sâu xa nhằm khuyên nhủ mọi người phải học mãi cả đời . Bản thân mỗi người phải cố gắng hết sức để xây dựng dất nước ngày càng đi lên trên nền kinh tế phát triển . Chúng ta hãy làm theo mong ước của Bác Hồ là : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không ? Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cừơng quốc năm châu được hay không, chính nhờ một phần lớn ở công họ tập của các em. ”