Văn bản ngữ văn 7

Trần Phương Thảo

Giải nghĩa những câu tục ngữ sau

Có công mài sắt có ngày nên kim

Gần mực thì đen gần đèn thì rạng

Uống nước nhớ nguồn

Lá lành đùm lá rách

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Chết trong còn hơn sống đục

help me

Linh Phương
11 tháng 1 2017 lúc 19:47

1. Có công mài sắt, có ngày nên kim

Câu nói nhắc nhở của nhân dân ta với con cháu mình “có công mài sắt có ngày nên kim” là một chân lí sáng ngời cho hôm qua, hôm nay, ngày mai và mãi mãi muôn đời sau cũng vậy. Sau khi hiểu được thật rõ ý nghĩa của câu tục ngữ ấy, em thấy mình gắng công học tập thật nhiều nữa thì mới không phụ lòng cha mẹ, mới xứng đáng là người công dân tương lai xây dựng đất nước. Mai đây dù có quên đi điều gì nhưng lời dặn dò ấy thì mãi mãi bên em như một người thầy giáo của cuộc sống. Tương lai đang chờ và lúc nào cũng chờ đón chúng ta, chờ đón những con người dũng cảm.

2.Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.
3.Uống nước nhớ nguồn

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.
4. Lá lành đùm lá rách

Lá lành đùm lá rách đã để lại bài học quý giá cho mỗi con người, nó không chỉ để lại những giá trị to lớn cho cuộc sống mà còn

lại những tình cảm chân thành và đáng chân trọng nhất. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những con người có trái tim nhân hậu, lòng nhân hậu đó luôn luôn được thể hiện qua sự thể hiện sự đồng cảm, cảm thông sâu sắc đến mọi người. Trong xã hội của chúng ta nếu xuất hiện những con người như vậy xã hội này sẽ ngập tràn tình yêu thương và lòng nhân ái, sự trừu mến, đoàn kết vì một xã hội giàu tình yêu thương của con người, sự đoàn kết của một dân tộc giàu truyền thống.

5. Chết trong còn hơn sống đục

ý câu này nghĩa là chẳng thà bạn chết trong vinh quang, được mọi người thương tiếc vì mình đã có những hành động có ichs cho mọi người, ví như những người hy sinh trong cơn lũ vừa qua vậy. Còn hơn là sống mà để bia miệng thế gian nguyền rủa, chê cười thì sống chẳng có ý nghĩa gì nữa - như ông giám đốc doanh nghiệp tư nhân nhưng đồi bại, bệnh hoạn đã tra tấn và xâm hại cô nữ thư ký vừa qua ở HN.
Ca dao mình đã có nói về con cò chết mà vẫn được "xáo nước trong" vì sợ "đau lòng cò con" đấy thôi. Đó là lẽ sống của người dân VN mình

Bình luận (0)
Thảo Phương
12 tháng 1 2017 lúc 11:43

1)Lòng kiên trì bền bỉ, tinh thần hăng say lao động là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong cuộc sống sẽ chẳng có gì tốt đẹp tự đến với ta nếu ta không chuyên tâm, không chịu đi tìm tới nó để đạt được mục đích của mình. Muốn vậy tư phải nhẫn nại, không ngại khổ dám vượt qua tất cả và trang bị cho mình tinh thần hăng say lao động kiên trì thì chắc chắn kết quả tốt đẹp trước sau cũng đến với ta. Đúc rút kim nghiệm sống qua bao đời nay để nhắc nhở con cháu mình phải biết sống có nghị lực, nhân dân ta đã khẳng định.Câu nói nhắc nhở của nhân dân ta với con cháu mình “có công mài sắt có ngày nên kim” là một chân lí sáng ngời cho hôm qua, hôm nay, ngày mai và mãi mãi muôn đời sau cũng vậy. Sau khi hiểu được thật rõ ý nghĩa của câu tục ngữ ấy, em thấy mình gắng công học tập thật nhiều nữa thì mới không phụ lòng cha mẹ, mới xứng đáng là người công dân tương lai xây dựng đất nước. Mai đây dù có quên đi điều gì nhưng lời dặn dò ấy thì mãi mãi bên em như một người thầy giáo của cuộc sống. Tương lai đang chờ và lúc nào cũng chờ đón chúng ta, chờ đón những con người dũng cảm. Hãy bước tới mạnh mẽ và tự tin
2)Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân cách con người.Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.

3)

Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân vãn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.

4)

Trong câu tục ngữ này nghĩa đen đơn thuần của nó là nói về chiếc lá lành đùm chiếc lá rách, những chiếc lá to đùm bọc chiếc lá nhỏ, nghĩa đen mang ý nghĩa hiện lên trên bề mặt ngôn từ nhưng ý nghĩa ẩn chứa của nó bên trong câu nói này lại mang những ý nghĩa sâu sắc và sự giáo dục con người một cách mạnh mẽ. Từ xưa đến nay truyền thống này đã được phát huy và ngày càng được củng cố trong đời sống xã hội.Lòng tương thân tương ái giúp đỡ những con người có số phận khó khăn bất hạnh là tấm lòng cao cả và đáng được khen ngợi nhất.Mỗi người chúng ta đã và đang hiểu những điều đó qua cuộc sống và đời sống của mỗi người. Những con người luôn luôn biết yêu thương và chia sẻ đồng cảm với tất cả con người.

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay đã được dân tộc ta phát huy và giữ gìn nó trở thành những hình ảnh đẹp và vô cùng cao quý, những hình ảnh mang đậm nét giá trị và những ý nghĩa xã hội sâu sắc. Lòng thương người của con người phải ngày càng được giữ gìn và cần phải có tấm lòng nhân hậu thân ái, giúp đỡ người khác. Mỗi người đều cần phải thể hiện được điều đó qua hành động của mình, lòng thương người và sự đối đãi hợp tình hợp lý giữa con người với nhau, mỗi người cần phải làm được điều đó và nó mới mang một ý nghĩa lý tưởng và giúp đỡ tất cả mọi người.

4)

Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có được phẩm chất đạo đức tốt ? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Phải “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để hoàn thiện nhân cách của người học trò ….Và trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.

Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.

5).Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống đục” nêu lên một quan niệm sống rất đẹp. “Chết trong” là chết mà vẫn giữ được thanh danh, giữ được sự trong sáng của tâm hổn, giữ trọn được khí tiết. “Sống đục” là sống nhục nhã, hèn hạ, phản bội, đầu hàng, bán rẻ lương tâm cho ‘quỷ dữ’, làm điều ô uế, để lại tiếng nhơ, bị người đời khinh bỉ. Câu tục ngữ: “Chết trong còn hơn sống dục” cùng với câu: “Chết vinh còn hơn sống nhục” mãi mãi là bài học làm người vô giá. Các chiến sĩ yêu nước, các anh hùng liệt sĩ xưa nay đều nêu cao khí tiết hiên ngang, bất khuất trước quân thù: “uy vũ bất năng khuất”.

Bình luận (0)
Giang Bùi
7 tháng 4 2017 lúc 19:41

1. Có công mài sắt có ngày nên kim

*Nghĩa đen: nếu bỏ thời gian ra mà một thanh sắt lớn thì có ngày nó sẽ thành một cây kim nhỏ

*Nghĩa hình tượng: có lòng kên trì và quyết tâm vào một công vệc thì chắc chắn sẽ thành công

*Nghĩa sâu xa: là lời khuyên răn được ông cha đúc kết và lưu truyền lại qua bao đời

2.Gần mực thì đen gàn đèn thì rạng

*Nghĩa đen: gần mực thì sẽ đen theo mực gần đèn tất nhiên sẽ "rạng" như đèn

*Nghĩa hình tượng: người chơi ở môi trường xấu sẽ mắc những thói xấu người ở môi trường tốt hển nhirn người đó sẽ tốt hơn

*Nghĩa sâu xa: Câu tục ngứ đôi khi cũng ko đúng, tùy theo mội trường hợp

3.Uống nước nhớ nguồn

*Nghĩa đen: khi uống nước ta phải nhớ tới nơi bắt đầu của nguồn nước đó

*Nghĩa hình tượng:"Uống nước" là thành quả mà ta được hưởng thụ mà mỗi thành quả không tự nhiên mà có. "Nguồn" là những người lao động để tạo ra thành quả đó

*Nghĩa sâu xa: là lời khuyên ta phải biết ơn giữ gìn trân trọng những thành quả ta đang có, biết ơn người tạo ra thành quả ấy

*Lưu ý : Uống nước nhớ nguồn không chỉ là trân trọng giứ gìn thành quả và biết ơn người tạo ra thành quả mà còn là lao động để tạo ra những thành quả mớ cho thế hệ mai sau

4.Lá lành đùm lá rách

*Nghĩa đen: Những chiếc lá lành đùm những chiếc lá rách

*Nghĩa hình tượng: Những người có điều kiện gia đình tốt hơn sẽ đùm bọc san sẻ cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình

*Nghĩa sâu xa: là lời khuyên cho thế hệ trẻ nhất là khi xã hội đag phát triển như ngày nay

5. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

*Nghĩa đen: Gỗ tốt hơn nước sơn tốt

*Nghĩa hình tượng:tính nết con người tốt hơn vẻ đẹp vật chất

*Nghĩa sâu xa: rèn luyện cho mình có 1 tính nết tốt

6.Chết trong còn hơn sống nhục

*Nghĩa đen: chết trong chứ không chịu sông nhục

*Nghĩa hình tượng: có chết mà trong sạnh còn hơn sống mà chịu nhục nhã người đời chê cười

*Nghĩa sâu xa: là lời khuyên nhủ cũng là 1 chân lý hihi

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Trang Quỳnh
Xem chi tiết
Cao Thư
Xem chi tiết
Trần Thảo Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
le thi thuy trang
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền
Xem chi tiết