Một ánh sáng riêng” là quan niệm, tình cảm, tư tưởng… mà tác giả cất công lồng ghép vào tác phẩm của mình. Mỗi tác giả đặt ra mỗi vấn đề, có cách nghĩ khác nhau, có cách diễn đạt khác nhau. Vậy nên, ánh sáng của mỗi tác phẩm là mỗi “ánh sáng riêng”
1. Nội dung phản ánh hiện thực của văn nghệ:
- Là thực tại khách quan và nhận thức mới mẻ.
- Văn nghệ phản ánh hiện thực cuộc sống nhưng văn nghệ khôngchỉ phản ánh khách quan cái hiện thực ấy mà còn biểu hiện cái chủ quan củangười sáng tác – qua lăng kính của tác giả.
- Để làm nổi bật luận điểm này, tác giả đã đưa ra 2 dẫnchứng:
+ Hai câu thơ tả cảnh mùa xuân tươi đẹp trong “Truyện Kiều”của Nguyễn Du – đây không chỉ là tả cảnh mùa xuân mà còn là sự rung động củaNguyễn Du trước cảnh mùa xuân -> đem đến cho người đọc sự sống, tuổi trẻ…
+ Cái chết của nhân vật An-na Ca-rê-nhi-na khiến người đọcbâng khuâng, thương cảm.
=> Người đọc đã nhận ra được tư tưởng, tình cảm của ngườinghệ sĩ gửi vào cái hiện thực cuộc sống ấy. Chính lời nhắn gửi toát lên từ hiệnthực khách quan được biểu hiện trong tác phẩm đã đem đến cho người đọc một nhậnthức mới mẻ.
- Nội dung phản ánh của văn nghệ khác với nội dung của cáckhoa học xã hội khác là ở chỗ: các khoa học này miêu tả tự nhiên xã hội theoquy luật khách quan, còn văn nghệ tập trung khám phá, miêu tả chiều sâu tìnhcảm, số phận con người, miêu tả thế giới nội tâm của con người.
=> Tóm lại, với phép lập luận phân tích, với những dẫnchứng tiêu biểu cụ thể, Nguyễn Đình Thi cho thấy: nội dung văn nghệ là phản ánhhiện thực. Hiện thực ấy mang tính hình tượng cụ thể, sinh động, là đời sống, tưtưởng, tình cảm của con người thông qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ.
2. Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống củacon người:
- Văn nghệ giúp cho con người có cuộc sống đầy đủ hơn, cảmthấy cuộc đời đẹp hơn và có ý nghĩa hơn:
+ Văn nghệ giúp con người tự nhận thức chính bản thân mình,giúp ta sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của chính mình.
+ Trong những trường hợp con người bị ngăn cách giữa cuộcsống, tiếng nói của văn nghệ là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bênngoài với tất cả những sự sống, hành động vui buồn, gần gũi.
+ Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hằngngày, giữ cho đời vẫn tươi. Tác phẩm văn nghệ giúp cho con người vui lên, biếtrung động và ước mơ trong cuộc đời còn vất vả, cực nhọc.
3. Con đường đến với người đọc của văn nghệ:
- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
- Chỗ đứng của văn nghệ chính là chỗ giao nhau giữa tâm hồncon người với cuộc sống sản xuất, chiến đấu; là ở tình yêu ghét, nỗi buồn vuitrong đời sống tự nhiên với đời sống xã hội.
- Nghệ thuật là tư tưởng nhưng là tư tưởng đã được nghệthuật hóa – tư tưởng cụ thể sinh động, lắng sâu, kín đáo chứ không lộ liễu, khôkhan, áp đặt.
=> Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhậnthức,tâm hồn người đọc bằng cn đường tình cảm. Đến với một tác phẩm văn nghệ,chúng ta sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu ghét, buồn vui đợichờ, cùng với các nhân vật và người nghệ sĩ. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽcho ta đường đi mà vào đốt lửa trong lòng khiến chúng ta phải tự bước lênđường.