Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiện chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.
Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6,10,16 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú. Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.
Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đó theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.
Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ rá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng… Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,…Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó, và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.
Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.
Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp- dấu hiêu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng háng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ- nơi nằm giữa trung tâm thị trấn. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá!
Quả thật nếu ai có dịp đến với phiên chợ thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây. Khu chợ có không khí vui tươi. Chợ họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng, những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khỏang 6 giờ sáng, chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương.
Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người khắp nơi đổ về đông vui như trẩy hội. Đối với trẻ thơ đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng chò truyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chon cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây dể phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: bút, thước, màu… Nhữg quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng … rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia súc, gia cầm. Những chú lợn con hồng hào đang kêu eng éc như đang nhớ mẹ. Những “bé” gà, “bé” vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Mấy chú chim đua nhau hót như muốn nói với mọi người: “Tôi hót thật hay đúng không?”. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào.Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê- nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại nhữg ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.
Trần Thị Đào
Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,…đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng…
Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả… các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi…
Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước…
Trưa,mặt trời lên qua đỉnh đầu,nắng gắt,nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh,hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi.Chợ tan
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Chợ vùng cao là nơi tập trung các sản vật quý của núi rừng và thể hiện đặc điểm văn hoá đa dạng của các dân tộc thiểu số.
2. Thân bài:
* Tả cảnh chợ:
- Chợ họp vào ngày cuối tuần. Người đi chợ mặc quần áo truyền thống của dân tộc mình, từ các ngả đường kéo về chợ.
- Phiên chợ là ngày hội của mọi người.
- Hàng hoá phong phú, cảnh mua bán tấp nập.
- Cảnh mua bán ở dãy hàng vải vóc, tạp hoá, trái cây...
- Cảnh cửa hàng ăn uống rộn rã tiếng nói, tiếng cười.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Chợ tan nhưng dư âm còn vọng lại: tiếng lục lạc ngựa leng keng, tiếng khèn văng vẳng trong gió chiều...
- Phiên chợ vùng cao như một bức tranh nhiều màu sắc và ấm áp tình người.
1. Chợ hoa ngày Tết
Chắc bạn nào cũng thích một cảnh đẹp của phiên chợ Tết. Riêng em, em thích đi xem chợ hoa Tết của Hà Nội nhất. Trong dịp tết Giáp Tuất này cũng vậy, em đã đi khắp chợ hoa ngắm mãi mà không biết chán.
Đi từ xa em đã thấy màu hồng rực rỡ của hoa đào. Chẳng là năm nay trời ấm nên hoa đào nở trước Tết. Đi đến gần, bước vào chợ, đập vào mắt em đầu tiên là các cành hoa đào được bàn tay người bán nâng niu đúng như người ta nói “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Các cô bán đào niềm nở mời chào khách. Những khách hàng khó tính ngắm nghía từng bông hoa đào một. Những bông hoa đào nho nhỏ, xinh xinh đang cựa mình lay động giữa ngọn gió xuân hây hẩy. Những cánh hoa đào hồng phớt còn đọng những giọt sương sớm lấp lánh trên mình. Tuy trời ấm nhưng vẫn có những cành đào mới nở vài bông hoa. Những cái nụ bé xinh, chúm chím như đón đợi xuân về vậy. Chúng như sắp nở một nụ cười bé xinh rạng rỡ chào đón mùa xuân mới, đem niềm vui và hạnh phúc đến cho mọi nhàể Thỉnh thoảng có người cầm một cành đào phai màu hồng nhạt làm cho khu bán hoa đào thêm muôn màu muôn vẻ. Bên cạnh khu vực bán đào là một khoảng riêng dành cho quất. Những cây quất nối đuôi nhau thành một hàng thẳng tắp. Trên những tán lá xanh đậm, lúc lỉu những chùm quất vàng óng ả. Những quả quất béo tròn, khẽ hé cái mắt nhỏ xinh ngắm người qua lại. Các bác bán quất với khuôn mặt rạng rỡ luôn chào mời khách. Tiếng hỏi mua, tiếng mặc cả, hoà với tiếng chim ríu rít đón xuân cũng tạo thêm quang cảnh náo nhiệt của chợ. Có những cây quất cao to như cây thông điểm những bông hoa quất trăng trắng, nhỏ xinh trên nền lá xanh rì. Những lộc non mơn mởn đang vươn lên bằng sức sống mãnh liệt của mình. Một mùi thơm thanh nhẹ quấn quanh vườn quất. Nhà nào chuẩn bị đón xuân cũng sắm cho mình một cành đào và một cây quất vì quất và đào là biểu tượng cho Tết cổ truyền của miển Bắc.
Ở một góc phải của chợ là nơi bán các loại hoa khác. Vì các anh chị thanh niên thường ưa các loại cây này nên đây là nơi có sự thu hút nhiểu nhất với giới trẻ. Năm nay, người ta ưa cắm hoa hồng Đà Lạt nên hoa hồng được bán rất nhiều. Những đoá hồng đủ màu sắc đỏ, hồng, vàng nhung đang khoe sắc trước các cặp mắt thích thú của khách hàng. Những nụ hồng như những đỉnh cháp nghiêng mình hé lộ bộ áo mới của mình. Những bông hồng nhung với chiếc áo vụ hội mịn màng, những bông hồng vàng khoác tấm áo màu nắng óng ả như những bà chúa của muôn loài hoa. Người qua lại nhìn những bông hồng Đà Lạt với một ánh mắt trìu mến. Các anh chị thanh niên thì thích đến nỗi không chú ý đến cái gì khác nữa. Trên tay họ ai cũng cầm một bó hồng Đà Lạt to. Những bông hồng hãnh diện và thì thầm với em: “Chị thấy không, họ hàng nhà hoa hồng chúng em rất vinh dự vì đã góp phần tô điểm thêm cho không khí ngày xuân và cũng làm cho không khí ngày xuân thêm ấm áp”. Ngay cạnh nơi bán hồng là nơi bán các loại hoa khác. Những bông thược dược vàng óng ả, hoặc trắng nõn, hay đỏ chon chót đang rung rinh trong gió. Chúng như những cô tiểu thư xinh đẹp với bộ xiêm áo lộng lẫy. Các cô bán hàng rất hiếu khách. Khách mua khó tính nhất cũng phải mỉm cười vừa ý với những bông hoa các cô chọn cho họ. Lấp ló sau những đoá thược dược là màu tim tím điểm lẫn cả màu trâng trắng của viôlet dịu dàng, thanh mảnh. Những lọ hoa ngày Tết có đủ thược dược, lay ơn... dù rực rỡ mấy mà thiếu một cành viôlet cũng không thể tón được vẻ muôn màu muôn sắc của chúng.
Gần nơi bán hoa, ở một góc chợ bên trái là nơi bán tranh Tết. Người ta xúm quanh những bức tranh vẽ đàn lợn xoáy âm dương nổi tiếng của làng Hồ và những bức lụa vẽ câu đối Tết đủ màu sắc sặc sỡ. Trong ngày Tết, thứ hấp dẫn trẻ con nhất vẫn là bóng bay. Những quả bóng bay đủ màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng phấp phới trên không vẫy gọi các cô bé, cậu bé. Khi đến các cô cậu tíu tít chọn bóng, khi quay ra cô cậu nào nét mặt cũng hớn hở tay cầm một bó hoa và một chùm bóng bay với đủ màu sắc rực rỡ vừa đi vừa nhảy chân sáo.
Gần đến Tết rồi nên mọi người ãn mặc đẹp hơn ngày thường, nhất là các anh chị thanh niên. Thỉnh thoảng một tràng pháo nổ ran ở góc chợ.
Năm nào em cũng được theo mẹ đi chợ hoa Tết. Mỗi năm thêm một tuổi, thêm thông minh và càng hiểu được thêm sự huyền bí của các loài hoa Việt Nam, cũng càng hiểu sâu sắc và thêm yêu mùa xuân, mùa đẹp nhất ưong năm, mùa đem lại cho con người nhiều hoa thơm quả ngọt. Hoa đào ngày xuân đem đến cho mọi nhà niềm vui hạnh phúc, hứa hẹn một năm mới tràn trề hi vọng. Mùa xuân trăm hoa đua sắc càng nhắc nhở em phải học giỏi để thành một bông hoa đẹp của mùa xuân.
Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp- dấu hiêu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng dậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng háng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ- nơi nằm giữa trung tâm thị trấn. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sầm uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá!
Quả thật nếu ai có dịp đến với phiên chợ thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây. Khu chợ có không khí vui tươi. Chợ họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng, những người nông dân đã cần cù mang hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Khỏang 6 giờ sáng, chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương.
Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói chang nhưng vẫn không ngăn cản được dòng người khắp nơi đổ về đông vui như trẩy hội. Đối với trẻ thơ đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng chò truyện hòa vang cùng tiếng rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lựa chon cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng, sương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Những quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng được người lái buôn mang về đây dể phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: bút, thước, màu… Nhữg quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng … rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia súc, gia cầm. Những chú lợn con hồng hào đang kêu eng éc như đang nhớ mẹ. Những “bé” gà, “bé” vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Mấy chú chim đua nhau hót như muốn nói với mọi người: “Tôi hót thật hay đúng không?”. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào.Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hình ảnh của phiên chợ quê trong lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ không thể quên được khu chợ quê- nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại nhữg ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.
Bạn có thể click vào lý thuyết Ngữ văn, Tập làm văn
Bài tập làm văn số 7
là có bài phiên chợ ngay mà