Thực dân phương Bắc đã áp dụng chế độ cai trị trên 3 mặt chính:
- Chia nước ta thành các quận, huyện, cử quan cai trị.
- Bắt nhân dân ta cống nạp, lao dịch nặng nề. Độc quyền muối, sắt.
- Truyền bá Nho giáo. Bắt dân ta theo phong tuc, tập quán Hán. Đưa người Hán vào cùng sinh sống. Thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.
=> Đây chính là cách mà thực dân Phương Bắc "Đồng hóa" và sáp nhập ta vào Trung Quốc.
+ Về mặt khách quan, nền đô hộ của phong kiến Trung Quốc trong thời Bắc thuộc tuy hết sức tàn bạo và nguy hiểm nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều chỗ yếu căn bản của nó.
+ Đó là thời kì Bắc thuộc nhưng lại bị nhân dân ta liên tục vùng lên đấu tranh và nhiều lần dành được độc lập tạm thời. Cùng với đó là kẻ thống trị không có sự ổn định lâu dài để cai trị. Việc hỗn chiến, thay đổi triều đại đã tác động đến cơ sở thống trị của nước ta. Bộ máy cai trị không kiểm soát và khống chế toàn bộ lãnh thổ nước ta.
+ Đặc biệt là khi thực dân phương Bắc không thể can thiệp tới cơ cấu xóm làng cổ truyền của nước ta. Các xóm làng làng dựa trên cơ sở công xã nông thôn vẫn tồn tại như thế giới riêng của người Việt.
=> Các chính sách trên không thể đồng hóa được nhân dân ta!