nhà thơ đã lựa chọn thật đắc địa hai hình ảnh tiêu biểu cho cảnh đồng quê lúc chiều về: đám mục đồng thổi sáo dẫn trâu về chuồng và cò trắng từng đôi nghiêng cách sà xuống cánh đồng đã vóng bóng người. Lời thơ ko đơn thuần chỉ kể và tả mà nó còn biểu hiện một cảm xúc kì lạ và 1 niềm vui đang xốn xang, rạo rực trong lòng nhà thơ. Dù có địa vị tối cao nhưng tâm hồn nhà vua- thi sĩ vẫn gắn bó máu thịt với quê hương và dân chúng. Bài thơ tuy ngắn nhưng nó xứng đáng là thơ của mọi thời. Cho dù bảy thế kỉ đã trôi qua mà sức mạnh rung cảm và chinh phục lòng người của nó vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu
Thiên Trường Vãn Vọng (Buổi Chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) là bài thơ do Thượng hoàng Trần Nhân Tống sáng tác, được viết theo thể thơ "Thất ngôn tứ tuyệt". Hai câu đầu miêu tả cảnh quê ở Thiên Trường vào buổi chiều. Đồng thời miêu tả tâm trạng buồn man mác của của ông, thể hiện khi thượng hoàng miêu tả bóng chiều một cách như không biết có hay không. Ở hai câu thơ cuối, đã gợi lên những thành động, nhưng câu thứ ba mặc dầu có hành động mà lại thực ra không có, vì khi miêu tả mục đồng đã về hết chẳng còn ở đó nữa, nhường chỗ cho màu trắng có nét hơi buồn của đàn cò đang chao liện bắt mồi.